Hỗ trợ 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bến Tre được xuất cấp 50 tấn; tỉnh Thừa Thiên Huế được xuất cấp 20 tấn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2014, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,3 triệu tấn, trong đó nuôi trồng thủy sản đạt 3,6 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 18% so với năm 2013 góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của cả nước và đem lại nhiều lợi nhuận cho người dân.
Tuy nhiên tình hình dịch bệnh thủy sản vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, một số loại dịch bệnh gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng của người nuôi và ngân sách nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Được biết, năm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bố trí hơn 1 tỷ đồng; tỉnh Bến Tre hơn 2 tỷ đồng để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Related news
Với nông dân,“đầu vào” - cứ nơi nào đào được là thành đầm nuôi tôm; lại không quy hoạch, nguồn nước ô nhiễm, bệnh tôm cứ thế lây lan.
Năng suất tăng nhờ đầu tư hợp lý, nhà máy và nông dân có sự phối hợp trong sản xuất và thu mua... nên năm nay nông dân trên nhiều cánh đồng mía ở các tỉnh Đông Nam Bộ rộn rã tiếng cười khi bắt đầu vụ thu hoạch mới.
Không chỉ sáng tạo bằng cách đưa Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) vào xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các hợp tác xã trong Chương trình OCOP.
Không chỉ tạo việc làm cho hàng chục người, Hợp tác xã Sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm Sáng Thiện (HTX Nấm Sáng Thiện) ở xã Quảng Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội còn là địa chỉ dạy nghề tin cậy của nhiều học viên.
Cùng một lúc kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc, vừa là chi hội trưởng nông dân (ND), phó chủ nhiệm câu lạc bộ nuôi ong, y tá thôn… nhưng ở cương vị nào ông Nguyễn Trọng Hùng, thôn Phú Tân, xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hoà (Nghệ An) đều hoàn thành tốt công việc của mình.