Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 2

Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 2
Author: Nguyễn Ngọc Đệ. PhD
Publish date: Wednesday. January 24th, 2018

2. HẠT LÚA VÀ SỰ NẨY MẦM

2.1. Hạt lúa: (đúng hơn là trái lúa) gồm có: phần vỏ lúa và hạt gạo (Hình 5.6).

2.1.1. Vỏ lúa: vỏ lúa gồm 2 vỏ trấu ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ). Ở gốc 2 vỏ trấu chổ gắn vào đế hoa có mang hai tiểu dĩnh. Phần vỏ chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt lúa.

Hình 5.6. Cấu tạo của một hạt lúa

2.1.2. Hạt gạo: bên trong vỏ lúa là hạt gạo. Hạt gạo gồm 2 phần:  

- Phần phôi hay mầm (embryo): nằm ở góc dưới hạt gạo, chổ đính vào đế hoa, ở về phía trấu lớn

Hình 5.7. Cấu tạo của một hạt gạo 

- Phôi nhũ: chiếm phần lớn hạt gạo chứa chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột (phần gạo chúng ta ăn hàng ngày). Bên ngoài hạt gạo được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mỏng chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B (Hình 5.7). Khi xay xát (giai đoạn chà trắng) lớp nầy tróc ra thành cám mịn

2.2. Sự nẩy mầm 

Hạt lúa trong khi bảo quản vẫn còn chứa một lượng nước nhất định từ 12-14% trọng lượng khô. Khi ngâm trong nước, hạt hút nước và trương lên, ẩm độ trong hạt gia tăng đến 25% thì có thể nẩy mầm được. Khi ấy tinh bột trong phôi nhũ bị phân giải thành những chất đơn giản để cung cấp cho mầm phát triển. Thời gian hút nước nhanh hay chậm tùy theo hạt giống cũ hay mới, vỏ trấu mỏng hay dầy, nhiệt độ nước ngâm cao hay thấp. Nói chung, nhiệt độ không khí cao, nước ấm, hạt giống cũ hay vỏ hạt mỏng dễ thấm nước thì hạt hút nước nhanh, mau đạt tới ẩm độ cần thiết. Ngâm quá lâu, hạt hút nhiều nước, các chất dinh dưỡng hòa tan và khuyếch tán ra ngoài môi trường làm tiêu hao chất dự trữ trong phôi nhũ, đồng thời làm cho nước ngâm bị chua, hạt bị thối và nẩy mầm yếu. Hàm lượng nước trong hạt thích hợp cho quá trình nẩy mầm biến thiên từ 30-40% tùy điều kiện nhiệt độ. Nhiệt độ thích hợp cho hạt lúa nẩy mầm từ 27-370C . Nhiệt độ thấp hoặc cao hơn khoảng nhiệt độ này, hạt lúa sẽ nẩy mầm yếu và thời gian nẩy mầm kéo dài. 

Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp thì mầm lúa sẽ phát triển xuyên qua vỏ trấu và xuất hiện ra ngoài: hạt nẩy mầm (germination) (Hình 5.8). So với nhiều hạt giống khác thì hạt lúa nẩy mầm cần ít oxy hơn. Trong điều kiện bình thường, sau khi mầm hạt phá vở vỏ trấu thì rễ mầm sẽ mọc ra trước, rồi mới đến thân mầm. Tuy nhiên, nếu bị ngập nước (môi trường yếm khí) thì thân mầm sẽ phát triển trước. Khi lá đầu tiên xuất hiện, thì các rễ thứ cấp sẽ bắt đầu xuất hiện để giúp cây lúa bám chặt vào đất, hút nước và dinh dưỡng (Hình 5.8H).

Hình 5.8. Các thời kỳ nẩy mầm của hạt lúa: bắt đầu nẩy mầm (A), mầm hạt phát triển (B), đến khi có lá đầu tiên (C). Nẩy mầm trong điều kiện thoáng khí (D), trong điều kiện yếm khí (F) và sự phát triển của rễ thứ cấp (H)


Related news

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 8 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 8

Cây lúa hấp thụ Silic nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào (từ 890 đến -1018 kg/ha/vụ). Trong cây, Silic tập trung chủ yếu trong thân lá (khoảng 60%)

Tuesday. January 23rd, 2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 9 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 9

Sắt là thành phần cấu tạo của Chlorophyll (diệp lục tố) và một số phân hóa tố trong cây. Cây lúa cũng cần sắt nhưng với lượng nhỏ

Tuesday. January 23rd, 2018
Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 1 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 1

Cây lúa thuộc loại Hòa thảo (Graminae), tộc Oryzae, loài Oryza. Trong đó, Oryza sativa L. là tên của lúa trồng phổ biến nhất hiện nay

Wednesday. January 24th, 2018