Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 8

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 8
Author: Nguyễn Ngọc Đệ. PhD
Publish date: Tuesday. January 23rd, 2018

3. DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA CÂY LÚA 

3.5. Chất Silic (Si) 

Cây lúa hấp thụ Silic nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào (từ 890 đến -1018 kg/ha/vụ). Trong cây, Silic tập trung chủ yếu trong thân lá (khoảng 60%), 1 phần trên bông (khoảng 20%). 

Hình 4.7. Sơ đồ tế bào biểu bì của lá lúa với vai trò của Silic (Yoshida, 1965) 

Silic có vai trò quan trọng trong cây. Người ta nhận thấy rằng Silic làm tăng bề dày của vách tế bào, giúp cây lúa cứng cáp, chống đổ ngã kháng sự xâm nhập của mầm bệnh và sự tấn công của côn trùng, làm lá thẳng đứng, nhiều bông, giảm thoát hơi nước giúp cây chịu hạn khỏe hơn (Hình 4.7). Silic cũng làm tăng lực oxid hoá của rễ và ngăn cản sự hấp thu Fe và Mn quá mức. 

Ngoài ra, cây lúa còn cần nhiều chất khác nhưng với lượng ít và đất có thể thỏa mãn hầu hết các nhu cầu nầy. Thiếu Mg cũng làm cho lá lá bị mềm yếu do làm giảm sức trương của tế bào. 

Hình 4.8. Hiện tượng thiếu silic (A) và thiếu Mg (B) trên cây lúa 


Related news

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 5 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 5

Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân

Tuesday. January 23rd, 2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 6 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 6

Lân là chất sinh năng (tạo năng lượng), là thành phần của ATP, NADP…. Thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển

Tuesday. January 23rd, 2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 7 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 7

Kali còn gọi là bồ tạt (potassium), kali giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương của tế bào, giúp cây cứng cáp

Tuesday. January 23rd, 2018