Hiệu quả từ mô hình trồng xen canh cây màu trên đất trồng mía
Điển hình hộ gia đình ông Lê Văn Tấn ở xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, đã có hơn mười năm thành công với mô hình này chia sẻ: Ngày trước, nơi đây chủ yếu trồng mía, cả năm mới thu hoạch một lần nhưng lợi nhuận rất bấp bênh do giá cả không ổn định. Khi áp dụng mô hình lúc cây mía còn nhỏ, tận dụng mặt đất trống lựa chọn cây trồng trong mỗi vụ, mỗi năm phù hợp nhu cầu thị trường bảo đảm hiệu quả kinh tế cao để trồng một số loại rau màu ngắn ngày như mướp, dưa leo, bầu, bí, bắp, đậu que ở giữa những hàng mía và hai bên đầu hộc. Đây là những loại rau màu ngắn ngày, chỉ trồng hơn hai tháng là cho thu hoạch, cho nên rất thích hợp khi trồng xen trong ruộng mía giai đoạn đầu để lấy ngắn nuôi dài.
Mười hộ nông dân ở xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú (Trà Vinh) trồng đỗ xanh xen canh trên diện tích trồng mía với mức lãi bình quân 20 triệu đồng/ha, là mô hình sản xuất xen canh đầu tiên trên vùng nguyên liệu mía đường của tỉnh, mở ra triển vọng mới giúp người trồng mía tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất. Ông Thạch Sône, ấp Lưu Cừ I, xã Lưu Nghiệp Anh cho biết, sau khi xuống giống vụ mía đường năm 2016, ông trồng xen đỗ xanh trên diện tích 0,8 ha. Sau hai tháng, thu hoạch đỗ xanh được hơn 800kg hạt, bán với giá 30.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 17 triệu đồng.
Chị Thạch Thị The, ở ấp Lưu Cừ I, trồng xen canh cây đỗ xanh trên diện tích 0,4 ha đất trồng mía, thu hoạch được 400kg hạt đỗ xanh, thu lãi được gần 11 triệu đồng. Chị The cho biết, xen canh cây đỗ xanh trên diện tích mía vừa xuống giống có nhiều ưu điểm như: giảm chi phí phân bón, nước tưới cho cây mía khi chăm sóc cây đỗ xanh; tạo một lượng đạm cho đất từ rễ cây đỗ xanh, giúp cho cây mía phát triển rất tốt; có thêm thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất.
Chuyển đổi cơ cấu canh tác và phá vỡ thế độc canh cây lúa với việc xen canh trồng cây màu là mô hình phù hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang có những diễn biến khó lường như hiện nay. Các địa phương có thể tham khảo, từ đó nhân rộng để giúp nông dân yên tâm sản xuất và làm giàu.
Related news
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân TP.Đà Nẵng đã đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND). Đến nay, tổng dư nợ quỹ đã lên đến gần 28,6 tỷ đồng, luân chuyển cho gần 2.000 lượt hộ ND vay để sản xuất, kinh doanh (SXKD), giải quyết việc làm và ổn định đời sống.
Hàng chục con gia súc của nhiều hộ chăn nuôi tại 3 xã An Ninh, Tân Ninh, Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đang đổ bệnh với các triệu chứng nghi nhiễm bệnh lở mồm long móng. Điều đáng nói, hiện tượng trên xuất hiện từ hơn nửa tháng nay, nhưng nhiều hộ dân vẫn tỏ ra chủ quan và lơ là.
LTS: Trước những bất cập, tồn tại của ngành Nông nghiệp (NN), việc đổi mới là yêu cầu tất yếu khi thời gian tới, nông sản ở nhiều nước có nền sản xuất tiên tiến dễ dàng xâm nhập vào Việt Nam hơn. Mà muốn đổi mới NN thành công, cần tìm kiếm, nhân rộng và phát triển các mô hình NN hiệu quả cùng tư duy làm ăn mới.