Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nhân Rộng Nuôi Cá Hệ VAC Ở Na Son

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nhân Rộng Nuôi Cá Hệ VAC Ở Na Son
Publish date: Friday. June 28th, 2013

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Điện Biên Đông, mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Na Son là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng KHKT trong nuôi trồng thuỷ sản. Sau 3 năm triển khai, mô hình có sức lan tỏa rộng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn…  

Triển khai thực hiện từ năm 2009, mô hình kuyến nông nhân rộng nuôi cá hệ VAC tại xã Na Son có mục tiêu: chuyển giao cho người dân trên địa bàn tiến bộ KHKT trong việc chăn thả xen ghép các loại cá trắm, trôi, mè nhằm tăng năng suất trong nuôi trồng thuỷ sản; nâng hiệu suất sử dụng diện tích mặt nước ao, hồ trên địa bàn. Đặc biệt, mô hình đã mở ra một hướng mới trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi; hỗ trợ người dân cải thiện đời sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Với tổng mức đầu tư trên 300 triệu đồng, mô hình triển khai trên diện tích 1,5ha với sự tham của 30 hộ thuộc 6 bản trên địa bàn, số lượng cá thả nuôi trên 30.000 con. Trong đó, cá trắm 15.000 con, cá trôi 9.000 con, cá mè 6.000 con. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% cá giống, thức ăn tinh (cám hỗn hợp); thuốc phòng, chống bệnh cho cá.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện cho biết: Trước khi nuôi, các hội dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật cơ bản về nuôi cá ao như kỹ thuật cải tạo ao, lắp đặt hệ thống ống cấp và thoát nước, đặc điểm sinh học của từng loại cá nuôi, thức ăn và cách cho ăn, cách chăm sóc và quản lý, tỷ lệ thả ghép, cách phòng và trị một số bệnh thông thường hay xảy ra ở cá, phương pháp thu hoạch đảm bảo chất lượng cá thương phẩm.

Trong quá trình triển khai mô hình, cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện luôn bám sát cơ sở, trực tiếp hướng dẫn các hộ tham gia dự án triển khai các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho cá. Đặc biệt, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức 2 lần hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện mô hình. Thông qua hội thảo, cán bộ kỹ thuật của Dự án và nhân dân đã giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nuôi cá.

Do tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi nên cá sinh trưởng và phát triển tốt, trong suốt quá trình nuôi không có hiện tượng dịch bệnh xảy ra. Sau 10 tháng thực hiện mô hình, cá đạt trọng lượng trung bình 0,8 - 1kg/con; tỷ lệ cá sống đạt trên 70%. Sản lượng cá ước đạt 20 tấn, với giá bán trung bình (thời điểm năm 2010) là 40.000 đồng/kg, mô hình thu khoảng 800 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận từ mô hình ước đạt trên 400 triệu đồng.

Ông Lò Văn Dọn, bản Sư Lư B cho biết: Gia đình tôi có 1.500m2 ao thả cá, những năm trước, hàng năm gia đình luôn quan tâm đầu tư mua nhiều cá giống về nuôi, song do thiếu kỹ thuật nuôi nên cá thường mắc dịch, năng suất không cao. Mỗi năm gia đình thu được từ 1 - 2 tạ cá thịt, chỉ đủ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình.

Từ khi được tham gia mô hình, tôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá, đặc biệt là kỹ thuật cải tạo ao, đây là khâu quan trọng quyết định sự thành công của cả quán trình nuôi cá. Một trong những yếu tố bắt buộc là trước khi thả cá, nước trong ao phải được tháo cạn, vét sạch bùn ở đáy ao, rải vôi bội với liều lượng 7kg/100m2 và phơi đáy ao ít nhất 3 ngày.

Khi lấy nước vào ao cần bố trí lưới lọc để ngăn cản rác bẩn, cá dữ, cá tạp xâm nhập; bón phân chuồng ủ với liều lượng 15kg/100m2 để gây màu nước và tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Bên cạnh thức ăn dạng tinh bột, phải thường xuyên cho cá ăn rau, cỏ tươi… Sau 1 năm tham gia mô hình, gia đình ông thu hoạch được 2,3 tấn cá thịt, sau khi trừ chi phí gia đình tôi còn lãi trên 40 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện cho biết thêm: Cá trắm, trôi, mè là những loại cá dễ nuôi, ít dịch bệnh nên quy trình nuôi tương đối đơn giản. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn cũng có thể tận dụng được từ nững sản phẩm nông nghiệp có sẵn trong các gia đình nông thôn như: cám gạo, ngô; cỏ, lá sắn, phân chuồng…

Từ khi mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Na Son chứng minh hiệu quả, diện tích ao trên địa bàn tăng mạnh (diện tích mặt nước ao năm 2012 tăng 1,7 lần so với năm 2009), hàng năm, nhiều hộ trên địa bàn có thu nhập từ nuôi cá đạt trên 50 triệu đồng. Mô hình khuyến nông nhân rộng nuôi cá ở Na Son đã mở ra cho nông dân hướng phát triển kinh tế mới, giúp họ tăng thu nhập, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo.


Related news

Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Thỏ Newzealand Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Thỏ Newzealand

Đã mấy năm nay, chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện Hóc Môn (TP.HCM) chủ yếu tập trung ở xã Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thượng và Xuân Thới Sơn, nhưng tập trung nhất vẫn là xã Tân Thới Nhì có tổng số đầu con là 4.300 con, chiếm 71,57% đàn thỏ cả huyện.

Sunday. October 7th, 2012
Cà Phê Được Mùa, Được Giá Ở Bà Rịa - Vũng Tàu Cà Phê Được Mùa, Được Giá Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Năm nay thời tiết thuận lợi, bà con nông dân chịu đầu tư chăm sóc nên vụ cà phê được mùa hơn so với các năm trước. Từ niềm vui được mùa, được giá, nhiều nông dân đã tính chuyện mở rộng diện tích trồng cà phê.

Monday. October 8th, 2012
Trồng Nấm An Toàn Thu Tiền Triệu Trồng Nấm An Toàn Thu Tiền Triệu

Hiện sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nhiều hộ nông dân ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư thu mua nguyên liệu rơm để làm nấm an toàn. Nghề này đang đem lại cho bà con thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Tuesday. October 9th, 2012
Nuôi Gà Tiên Yên Ở Hoành Mô (Quảng Ninh) Nuôi Gà Tiên Yên Ở Hoành Mô (Quảng Ninh)

Đời sống kinh tế - xã hội của xã Hoành Mô (Bình Liêu, Quảng Ninh) trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm (năm 2011 là 25,28%, đầu năm 2012 là 22,18%, phấn đấu năm 2013 còn khoảng 18%). Mặc dù hiện tại, gần 80% số hộ gia đình ở Hoành Mô có mức sống từ trung bình trở lên nhưng công tác giảm nghèo vẫn luôn được xã chú trọng, coi là một nhiệm vụ trọng tâm. Xã đã đưa nhiều mô hình giảm nghèo, phát triển kinh tế hiệu quả vào sản xuất. Trong đó mô hình nuôi gà Tiên Yên của ông Phan Ngọc Sinh, thôn Đông Thành, xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) là một ví dụ điển hình.

Thursday. October 11th, 2012
Mô Hình Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm Mô Hình Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm

Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.

Sunday. October 14th, 2012