Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học ở Hưng Yên

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học ở Hưng Yên
Publish date: Tuesday. July 28th, 2015

Anh Ưng Mạnh Thanh chủ trang trại chăn nuôi gà ở thôn Lam Sơn, xã Thiện Phiến (Tiên Lữ) cho biết: Trước đây, gia đình anh nuôi gà theo phương pháp truyền thống, cách đây 3 năm, anh áp dụng mô hình chăn nuôi gà trên nền ĐLSH vào chăn nuôi.

Theo anh Thanh, quy trình làm ĐLSH không khó, chỉ gồm: vỏ trấu (50%), mùn cưa (30%), thân cây ngô phay nhỏ (20%) và men sinh học Balasa No1 trộn với cám ngô/cám gạo/cám mạch với tỷ lệ 1kg men/5 – 7kg cám ủ kín trong khoảng 24 – 48 giờ. ĐLSH anh sử dụng có độ dày khoảng 30cm, gồm 3 lớp: lớp 1 dày 10cm được rải trấu, sau đó làm ẩm (độ ẩm khoảng 30%) và rắc men vi sinh; lớp 2 dày 10cm gồm hỗn hợp mùn cưa và thân cây ngô phay, làm ẩm và rắc men vi sinh; lớp 3 dày 10cm gồm trấu và mùn cưa. Sau đó, anh dùng tấm nilon ủ kín trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng được.

Khi sử dụng ĐLSH thì mật độ nuôi gà chỉ bằng ½ so với cách nuôi truyền thống (khoảng 4 con/m2); độ ẩm thích hợp cho ĐLSH là khoảng 30 – 40% do vậy phải tránh làm đệm lót bị ướt (do nước uống và nước mưa tạt vào…) để ĐLSH không bị mục, tuy nhiên cũng không được để ĐLSH quá khô; lớp đệm lót phải được bổ sung men khi lớp mặt không còn tơi hay lượng phân thải ra nhiều. Đệm lót có khả năng khử trùng tốt nên không cần phun thuốc sát trùng định kỳ trên mặt đệm lót, vào những tháng mùa nóng thì người chăn nuôi phải có biện pháp chống nóng cho gia cầm bởi lớp đệm lót này sẽ làm tăng nhiệt độ trong chuồng nuôi.

Hiện nay, với diện tích chuồng trại khoảng 150m2, anh Thanh thường xuyên nuôi 500 con gà giống Đông Tảo lai. Với lớp ĐLSH này, gia đình anh có thể chăn nuôi gà trong thời gian 2 năm (khoảng 4 lứa gà thịt). Sau đó, lớp ĐLSH này được anh đóng bao bán cho các hộ nông dân với giá 10.000 đồng/bao để làm phân bón cho cây trồng.

Anh Thanh khẳng định: Giá thành để làm ĐLSH trong chăn nuôi thấp nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Các vi sinh vật có lợi có trong chế phẩm dùng làm ĐLSH sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong chất thải của gà, đặc biệt là phân hủy các chất gây mùi hôi thối. Vì vậy mà khi sử dụng ĐLSH tôi không còn tốn công dọn chuồng, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Sử dụng ĐLSH giúp giảm chi phí chăn nuôi do không sử dụng thuốc sát trùng để khử trùng chuồng trại trong quá trình nuôi. Đặc biệt, có thể hạn chế một số loại bệnh thông thường cho vật nuôi như: mò mạt, tiêu chảy, ho hen, một số bệnh do ký sinh trùng gây nên…

Anh Nguyễn Văn Hiến ở thôn Đông Hòa, xã Yên Hòa (Yên Mỹ) cũng đã áp dụng mô hình ĐLSH vào chăn nuôi gà. Với diện tích khoảng 1.400m2 chuồng trại khép kín, gia đình anh thường xuyên nuôi khoảng 4.000 con gà sinh sản. Tuy nhiên, anh Hiến chỉ sử dụng lớp đệm lót có độ dày từ 10 – 15cm gồm có lớp vỏ trấu ở phía dưới và lớp men vi sinh ở phía trên. Lớp đệm lót này anh thay 1 lần/năm.

Anh Hiến cho biết: Trước đây, gia đình tôi nuôi gà bằng phương pháp truyền thống, gà hay bị bệnh về đường hô hấp và đường ruột nên tôi thường xuyên phải cho gà uống thuốc, tỷ lệ hao hụt cao, gà tăng trọng thấp, nhất là mùi hôi thối từ chất thải gây ảnh hưởng đến cuốc sống của người dân xung quanh. Từ khi thực hiện mô hình ĐLSH thì vấn đề ô nhiễm môi trường được cải thiện đáng kể, gà ít bị bệnh, phát triển tốt. Đặc biệt, loại ĐLSH này rất thích hợp với chăn nuôi giống gà Đông Tảo lai, bởi giống gà này ít lông nên về mùa đông có thể giữ ấm cho gà rất tốt giúp tiết kiệm điện sưởi ấm cho gà.

Chị Nguyễn Thị Bích Vân, Phó trưởng Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Hiện nay, việc sử dụng ĐLSH đã được nhiều hộ chăn nuôi gà thịt, gà sinh sản trên địa bàn tỉnh áp dụng. Việc triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi trên nền chuồng ĐLSH không những tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa, lõi ngô, thân cây ngô… mà còn phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường, phòng tránh dịch bệnh. Hơn nữa, đây là mô hình dễ áp dụng, kinh phí đầu tư không lớn, thực hiện trong thời gian ngắn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người chăn nuôi”.


Related news

Cây Thanh Long Pô Thi An Giang Cây Thanh Long Pô Thi An Giang

Thông qua hướng dẫn kỹ thuật, ông Hồ Văn Ri (ấp Pô Thi) mạnh dạn cải tạo vườn để trồng thanh long, kết quả đạt 16 triệu đồng/công/năm và chưa kể phần bán cây giống. Đây là lần đầu tiên khu vực đất pha cát ở xã An Cư (Tịnh Biên - An Giang) xuất hiện mô hình này, chứng tỏ khả năng cây trồng thích nghi tốt và thu nhập hơn nhiều loại trên cùng mặt đất.

Friday. September 12th, 2014
Xử Lý Chất Thải Chế Biến Thủy Sản Xử Lý Chất Thải Chế Biến Thủy Sản

An Giang là một trong những tỉnh có thế mạnh về chế biến và nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực miền Tây Nam bộ, lượng nước thải ước tính lên đến hàng chục ngàn m3/ngày.

Friday. September 12th, 2014
Hậu Giang Hỗ Trợ Khuyến Công Hậu Giang Hỗ Trợ Khuyến Công

Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở CNNT với mức không quá 150 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại các cụm công nghiệp với mức tối đa 750 triệu đồng/cụm công nghiệp; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp với mức tối đa 75 triệu đồng/cụm liên kết…

Friday. September 12th, 2014
Khánh Hòa Có 480 Cơ Sở SX Giống Thủy Sản Khánh Hòa Có 480 Cơ Sở SX Giống Thủy Sản

2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, gồm Trung tâm Tư vấn SX & dịch vụ KHCN thủy sản và Trung tâm quốc gia Giống hải sản miền Trung.

Friday. September 12th, 2014
Thái Lan Trở Thành Nước Cung Cấp Rau Quả Lớn Nhất Cho Việt Nam Thái Lan Trở Thành Nước Cung Cấp Rau Quả Lớn Nhất Cho Việt Nam

Phía Vinafruit cũng đưa ra dự báo, những tháng tới đây, rau quả Thái Lan sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều trên thị trường thông qua hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam, hệ thống siêu thị vừa được mua lại từ Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào đầu tháng 8/2014.

Friday. September 12th, 2014