Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Chương Trình Trồng Sắn Mới

Hiệu Quả Từ Chương Trình Trồng Sắn Mới
Publish date: Thursday. November 14th, 2013

Mía và sắn là 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Ðồng Xuân (Phú Yên). Ngành Nông nghiệp của huyện đang tiến hành đưa các bộ giống mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Ðặc biệt là cây sắn, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình canh tác cây trồng bền vững, giúp người dân ổn định sản xuất.

Ông Võ Văn Đông ở xóm Đồng Bò, thôn Phú Xuân A (xã Xuân Phước) thu hoạch đám sắn gần 2 sào cạnh sông Trà Bương rồi thuê xe vận chuyển đến bán cho Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân với giá 2.150 đồng/kg. “Sau khi trừ hết chi phí, tôi thu lãi được 6 triệu đồng. Rút kinh nghiệm mấy năm trước nước lũ ngâm lâu ngày gây nũng thối sắn, năm nay gia đình tôi trồng rải vụ, thu hoạch sớm trước khi mưa lũ lớn đến”, ông Đông nói.

Nhiều người dân ở thị trấn La Hai đã thu hoạch xong số diện tích sắn cạnh sông Kỳ Lộ. Ông Nguyễn Văn Ẩn ở khu phố Long An cho hay: Đây là vùng trũng cạnh sông ngập lụt thường xuyên. Mấy năm trước, người dân trồng sắn tập trung, qua mùa lụt khi thu hoạch nhổ sắn lên toàn rễ, moi chỗ gốc sắn thì củ đã nũng thối.

Theo kinh nghiệm của nhiều người dân, vùng trồng sắn ven sông Kỳ Lộ có đất cát pha nên khi mưa to, cây sắn dễ lỏng gốc, bị ngã đổ. Còn vùng trồng sắn ven sông Trà Bương đất thịt nặng, mưa to ngập úng, cây sắn có hiện tượng rũ lá. Một thời gian sau khi bị ngâm nước, củ sắn nũng thối dưới đất. Mùa mưa lũ các năm 2009 và 2010, ở huyện Đồng Xuân hàng trăm hecta sắn dọc sông Kỳ Lộ, Trà Bương bị nước lũ ngâm nhiều ngày gây nũng thối, nông dân xót xa vì thiệt hại nặng về kinh tế. Sau lũ, ngành Nông nghiệp địa phương vận động người dân cải tạo đất, nhưng vùng đất mới hồi sinh này còn “kén” cây trồng. Trước thực trạng đó, Hội Nông dân huyện Đồng Xuân phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình canh tác cây trồng bền vững, giúp người dân ổn định sản xuất.

Mô hình trồng sắn ven sông áp dụng hình thức luân canh, xen canh, tạo khả năng chịu hạn mùa nắng vào chu kỳ canh tác và thời kỳ sinh trưởng phù hợp nhằm tránh bão lụt. Theo mô hình này, thời gian trồng sắn kéo dài 9 tháng, bắt đầu từ tháng 2 và thu hoạch trước tháng 11. Bộ giống sắn trung ngắn ngày được đưa vào trồng gồm: SM937-26, KM 419, KM98-5, KM98-1, KM140, năng suất bình quân 29,4 tấn củ tươi/ha, trong khi đó năng suất sắn trung bình toàn huyện chỉ đạt 15 đến 20 tấn/ha. Từ hiệu quả của mô hình, UBND huyện Đồng Xuân đưa bộ giống ngắn ngày này trồng rải vụ đáp ứng nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân, vụ sắn năm nay, nông dân huyện trồng được 4.100ha, riêng khu vực ven sông Kỳ Lộ, Trà Bương có khoảng 200ha. Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cho hay: Đến mùa mưa lũ, huyện vận động nhân dân thu hoạch sắn tránh ngập úng thiệt hại về kinh tế. Mô hình trồng sắn xen đậu, trồng rải vụ còn cho năng suất cao. Các địa phương vùng trũng thường xuyên bị ngập úng do mưa bão đã nhân rộng mô hình này bước đầu giảm được thiệt hại, mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Related news

Triển Vọng Nghềnuôi Cá Bống Tượng Ở Phước Long Triển Vọng Nghềnuôi Cá Bống Tượng Ở Phước Long

Ông Trần Thanh Phương, ở ấp Tường Thắng B, xã Vĩnh Thanh là một trong số những người đầu tiên nuôi cá bống tượng ở huyện Phước Long. Với diện tích 1,1 ha đất nông nghiệp, trước đây chỉ độc canh cây lúa, ông nhận thấy nếu chỉ độc canh cây lúa thì kinh tế gia đình khó được cải thiện.

Friday. June 20th, 2014
Nỗ Lực Ứng Phó Với Hội Chứng Chết Sớm (EMS) Nỗ Lực Ứng Phó Với Hội Chứng Chết Sớm (EMS)

Theo ông George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản Toàn cầu (GAA), các trại nuôi tôm ở châu Á mặc dù đã được trang bị kỹ thuật và nhận được các tư vấn về kiểm soát Hội chứng chết sớm (EMS) song vẫn còn rất nhiều việc cần phải thực hiện.

Saturday. July 12th, 2014
Nhanh Chóng Hoàn Thiện Và Trình Phê Duyệt Quy Hoạch Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Tra Nhanh Chóng Hoàn Thiện Và Trình Phê Duyệt Quy Hoạch Sản Xuất, Tiêu Thụ Cá Tra

Dự thảo với mục tiêu tổng quát là đảm bảo phát huy lợi thế tự nhiên của vùng ĐBSCL để phát triển ngành hàng cá tra, quản lý toàn bộ chuỗi giá trị theo hướng hiệu quả và bền vững, phù hợp nhu cầu thị trường. Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích cá tra của vùng ĐBSCL là 5.270ha, sản lượng 1,2 triệu tấn và nhu cầu giống cá tra khoảng 1,9 tỉ con.

Saturday. July 12th, 2014
Phú Yên Hỗ Trợ 53 Tỷ Đồng Cho Ngư Dân Bám Biển Phú Yên Hỗ Trợ 53 Tỷ Đồng Cho Ngư Dân Bám Biển

Số tàu thuyền trên đã thực hiện 814 chuyến biển với nghề lưới vây và nghề câu cá ngừ đại dương. Hiện Phú Yên đang xét duyệt để tiếp tục hỗ trợ 1.420 chuyến đánh bắt xa bờ của ngư dân.

Friday. June 20th, 2014
Thủy Lợi Nam Hà Tĩnh Chủ Động Điều Tiết Nước Tưới Hè Thu Thủy Lợi Nam Hà Tĩnh Chủ Động Điều Tiết Nước Tưới Hè Thu

Gần 47.000 ha nằm trong vùng diện tích phục vụ tưới, quản lý hơn 30 hồ và đập dâng, hệ thống công trình tưới tiêu và dân sinh do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý phủ rộng ở 5 huyện: Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Hương Khê. Vì thế, việc điều tiết nước gần như được công ty căn cơ đến từng li, đảm bảo tiết kiệm nhưng vẫn đủ cung cấp kín diện tích tưới cho mùa vụ khó nhất trong năm nay…

Friday. June 20th, 2014