Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Chương Trình Giám Sát Và Phòng Chống

Hiệu Quả Từ Chương Trình Giám Sát Và Phòng Chống
Publish date: Friday. November 14th, 2014

Từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi thủy sản nước ngọt mới là 1.361ha. Các hộ nuôi chủ yếu thu hoạch diện tích đã thả năm 2013, sản lượng thu hoạch ước 3.407 tấn. Tình hình nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra.

Nuôi lồng bè trên biển tập trung chủ yếu tại huyện đảo Phú Quý và xã Vĩnh Tân - huyện Tuy Phong. Hiện có 1.547 lồng/ 94 hộ nuôi, sản lượng thu hoạch trong 10 tháng  đạt 105,5 tấn tôm, cá các loại. Tại Phú Quý, tổng số lồng nuôi hiện có trên biển là 1.312 lồng/108 bè/84 hộ nuôi và  10 hồ chắn tổng diện tích 4.016 m2, chủ yếu nuôi các loại cá mú. Còn ở Vĩnh Tân hiện có 235 lồng/10 hộ, chủ yếu nuôi cá mú, cá bớp, tôm hùm xanh, tôm hùm bông.

Tình hình nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống được giữ vững. Năm 2014, tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5 ha.

Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong 10 tháng là 1.175 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (nuôi tôm sú chỉ có 2,5ha). Diện tích thu hoạch trong 10 tháng là 988 ha, đạt sản lượng 9.123 tấn, năng suất bình quân 9,2 tấn/ha, đạt 93,1% so với kế hoạch năm  và  đạt 96,4% so cùng kỳ năm 2013. Diện tích còn lại đang nuôi là 397,95 ha.

Trong quý I, tình hình nuôi thủy sản gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài và cũng là vụ nghịch trong năm  nên dễ phát sinh dịch bệnh. Chi cục Thủy sản đã ban hành lịch thời vụ thả giống từ tháng 4/2014 nhưng nhiều hộ nuôi đã thả giống trước đó.

Trong tháng 2, tôm có dấu hiệu bệnh đốm trắng tại một số hộ nuôi tại xã Phước Thể, Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong  phải  xả bỏ 0,7ha và thu sớm 6,3 ha khi tôm 40 - 60 ngày tuổi và có dấu hiệu bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở một số hộ nuôi tại khu vực xã Tân Thắng, Sơn Mỹ, Tân Phước (Hàm Tân), các hộ nuôi đã xả bỏ 3 ha và thu sớm 2ha khi tôm 30 - 45 ngày tuổi. Sang giữa quý II, thời tiết thuận lợi hơn, có mưa, các vùng nuôi đều thả giống.

Một số hộ nuôi ở các vùng xảy ra hiện tượng tôm chết rải rác trong ao do thay đổi môi trường nuôi đột ngột, tôm bỏ ăn, nổi đầu sau cơn mưa lớn (xã Vĩnh Tân xả bỏ 1 ha, thu sớm 0,5ha; xã Tân Phước thu sớm 1ha khi tôm đạt 1,5 tháng tuổi). Ngoài ra, có 6 ha có dấu hiệu bệnh phân trắng khi tôm 1,5 - 2 tháng phải thu sớm để giảm thiệt hại.

Trong quý III có nhiều vùng nuôi xuất hiện bệnh phân trắng, tôm chậm lớn, chết rải rác nhất là đối với những ao đất, các hộ nuôi cho rằng nguyên nhân là do quá trình cải tạo ao chưa tốt. Tổng số diện tích xả bỏ trong 10 tháng là 5,7ha và thu sớm để giảm thiệt hại là 28,6 ha. Chi cục đã hướng dẫn các hộ nuôi khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh trước khi xả bỏ để tránh lây lan.

Tăng cường giám sát và phòng chống

Trước tình hình đó, chi cục đã xây dựng  kế hoạch thực hiện chương trình giám sát môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản. Theo đó, chi cục đã tiến hành thu 7 đợt (bắt đầu từ tháng 4) gồm 49 mẫu gồm các mẫu tôm giống, tôm thịt và mẫu nước biển để phân tích các chỉ tiêu về môi trường và dịch bệnh. Kết quả được gởi đến UBND các xã, Phòng NN &PTNT các huyện vùng biển có nuôi tôm và bà con nuôi trên địa bàn  để giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu về môi trường nuôi và có biện pháp phòng bệnh.

Ngoài ra, khi các vùng nuôi có hiện tượng tôm chết, chi cục đều tăng cường công tác giám sát, thu mẫu xét nghiệm nhằm giúp các hộ nuôi xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, chi cục đã bố trí cán bộ phụ trách từng vùng nuôi, nắm bắt thông tin, kịp thời phát hiện khi có dịch bệnh xảy ra. Khi nghi ngờ có ao tôm bị nhiễm bệnh, chi cục tiến hành thu mẫu và vận chuyển về phòng xét nghiệm để phân tích tìm nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung, khi tôm có dấu hiệu bệnh nguy hiểm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, các hộ nuôi đều thu sớm để giảm thiệt hại và tránh lây lan.

Hiện nay, chi cục triển khai chương trình giám sát môi trường và phòng chống dịch bệnh, hàng tháng thu mẫu (gồm mẫu tôm giống, tôm thịt và mẫu nước biển) tại các khu vực nuôi trọng điểm để phân tích các bệnh do virus nguy hiểm như đốm trắng (WSSV), còi tôm (MBV), taura (TSV), hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), hoại tử cơ (IMNV) và các chỉ tiêu về môi trường nước.

Nhằm kiểm soát tốt chất lượng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, chi cục đã tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức  ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 25 cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, chi cục đã tiến hành kiểm tra 25/25 cơ sở.

Nhìn chung các cơ sở đều đảm bảo điều kiện kinh doanh và bảo vệ môi trường tại nơi kinh doanh, có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ kinh doanh như tủ kính trưng bày sản phẩm, kho chứa hàng hóa, có giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản.     

Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng cho biết: Thời gian đến Chi cục Thủy sản tiếp tục triển khai công tác phòng chống dịch bệnh giúp bà con yên tâm trong thả nuôi thủy sản. Tuy nhiên cái khó khăn nhất hiện nay vẫn là kinh phí phòng chống dịch bệnh. Trong công tác kiểm tra cơ sở sản xuất giống, cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có sự thống nhất trong việc hướng dẫn kiểm tra, biểu mẫu cấp giấy chứng nhận để đơn vị quản lý và cơ sở cùng dễ dàng thực hiện…

Nguồn bài viết: http://m.baobinhthuan.com.vn/vn/chi-tiet-tin.aspx?news_id=71121&cat_id=510


Related news

Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.

Friday. March 22nd, 2013
Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ỡ An Phú Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ỡ An Phú

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.

Sunday. March 24th, 2013
Chủ Động Sản Xuất Giống Thủy Sản Phục Vụ Thả Nuôi Ở Thanh Hóa Chủ Động Sản Xuất Giống Thủy Sản Phục Vụ Thả Nuôi Ở Thanh Hóa

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.

Monday. March 25th, 2013
Giải Pháp Nào Cứu Tôm Thẻ Chân Trắng? Ở Quảng Ngãi Giải Pháp Nào Cứu Tôm Thẻ Chân Trắng? Ở Quảng Ngãi

Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.

Monday. March 25th, 2013
Cá Đồng Lên Ngôi Ở Cà Mau Cá Đồng Lên Ngôi Ở Cà Mau

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

Monday. March 25th, 2013