Heo bơm nước, lái buôn ăn lãi 200.000 đồng/con
Chương khai, do thấy nhiều người bơm nước vào heo trước khi giết mổ rồi hạ giá thành nên làm theo.
Trung bình mỗi con heo bơm nước anh này lời khoảng 200.000 đồng.
Ngày 30/8, ông Trần Quốc Linh - Phó chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Long, cho biết đơn vị đã ra quyết định xử phạt hành chính 6 triệu đồng đối với Nguyễn Văn Chương (ngụ xã Thành Lợi, huyện Bình Tân) là chủ xe và chủ đàn heo 14 con bị phát hiện gian lận, cố tình đưa nước vào trước khi giết mổ.
Sự việc được Đội QLTT số 4, Chi cục QLTT phối hợp cùng Cảnh sát kinh tế, kiểm tra bắt quả tang vào chiều 29/8, tại bãi đất trống thuộc tổ 4 (ấp Thành Trí, xã Thành Lợi).
Trên xe tải biển số 65K- 6320 đang đậu tại khu vực trên có 14 con heo.
Lúc này, 2 thanh niên đang dùng dây thừng cột treo mõm heo vào thành xe tải, dùng thanh sắt chữ T nong miệng heo để bơm nước vào trong.
2 thanh niên khai được Chương thuê làm và trả tiền công 50.000 đồng/người.
Số heo bị bơm nước đã được đoàn kiểm tra bàn giao cho Trạm Thú y Bình Tân kiểm soát, quản lý việc giết mổ đúng quy định.
Khi được mời lên làm việc, chủ đàn heo thừa nhận do thấy nhiều người bơm nước rồi hạ giá thành nên làm theo.
Người dân cho biết, bãi đất trống này, thường xuyên có xe ra vào để thực hiện hành vi bơm nước trước khi đưa đến lò giết mổ.
Theo ông Trần Quốc Linh, vì lợi nhuận (trung bình mỗi con heo bơm nước lời khoảng 200.000 đồng) nên tình trạng này cố tình bơm nước vào heo trước khi giết mổ vẫn còn xảy ra phức tạp, tinh vi.
Mức phạt còn nhẹ, chưa đủ mức răn đe.
Thời gian qua, tại các tỉnh miền Tây, ngành chức năng liên tục phát hiện việc bơm nước tăng trọng vào heo.
Tại Bến Tre và Đồng Tháp, cơ quan chức năng bắt giữ nhiều chủ cơ sở giết mổ bơm nước tăng trọng vào heo hoặc thu gom heo bệnh, heo chết về mổ thịt, quay thành miếng mang đến các chợ hoặc khu vực đông công nhân để bán.
Related news
Liệu bò sữa có bị say sóng? Đó không phải là vấn đề mà những nông dân bình thường đặt ra, ngoại trừ tại thành phố Rotterdam của Hà Lan, nơi sẽ khởi động dự án xây dựng một trang trại nổi nuôi bò trên biển.
Mặc dù vải, nhãn có hệ thống rễ phát triển và khai thác được nhiều dinh dưỡng từ đất, nhưng bón phân cân đối, hợp lý cho vải, nhãn không chỉ quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế mà còn là cơ sở để phát triển sản xuất bền vững.
Sinh ra và lớn lên ở bản người Rục, một tộc người mới rời hang đá, thoát khỏi cảnh “ăn lông ở lỗ” mới hơn 50 năm nay, anh Tư hiểu rất rõ những khó khăn, khắc nghiệt nơi rừng thiêng nước độc cũng như những thiệt thòi mà đồng bào của anh đã trải qua.