Hậu họa từ tồn dư carbendazim trong hồ tiêu
Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD, mang về giá trị kinh tế cao nhất từ trước tới nay.
Năm 2015, EU bắt đầu siết chặt các quy định về chất lượng hồ tiêu nhập khẩu. Thông tin từ VPA, ngay trong quý 1 đã có nhiều lô hàng xuất khẩu tiêu của DN Việt Nam bị đối tác trả lại, trong đó chủ yếu là tiêu thô (chiếm 85%). Nguyên nhân do không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (tồn dư hoạt chất carbendazim). Carbendazim là hoạt chất có trong một số thuốc bảo vệ thực vật dùng trên hồ tiêu lâu nay để trừ bệnh hại rất hiệu quả.
Cũng theo thông tin của VPA, qua khảo sát ý kiến của người trồng tiêu thì hóa chất thường được phun dưới gốc cây tiêu vào mùa mưa nhưng sang mùa khô nông dân gần như không sử dụng vì lúc này tiêu đã kết trái, thời tiết khô nên rất ít bị bệnh hại. Sau khi thu hoạch, nông dân vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thường phơi 2 - 3 nắng là tiêu đủ độ khô để cất trữ, không phải sử dụng carbendazim để phòng trị nấm mốc. Hơn nữa hóa chất là loại có đặc tính phân hủy nhanh (chỉ khoảng 20 ngày) nên có thể khẳng định carbendazim không tồn dư trên cây và hạt tiêu cho tới khi thu hoạch.
Tuy nhiên, do nhiều năm nay giá tiêu tăng vọt, bắt đầu từ quý 3 đến giáp vụ thu hoạch nên có thể một số nông dân có trình độ dân trí thấp khi trữ tiêu để bán dần đã sử dụng chất carbendazim để trừ nấm cho tiêu. Hơn nữa, cũng như các ngành nông sản khác, tiêu hiện được thu mua qua hệ thống thương lái. Vì vậy chất lượng tiêu bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu không đồng đều.
Theo phản ánh của nhiều nông dân vùng chuyên canh trồng tiêu ở Lộc Ninh, Bù Đốp thì trong sản xuất không sử dụng carbendazim và thuốc diệt cỏ cháy vì trước hết là để bảo vệ sức khỏe của bản thân và kinh tế của nhà nông. Có thể carbendazim được tiểu thương sử dụng phun để chống nấm mốc và đặc biệt là gian lận thương mại trộn tiêu khô với tiêu ẩm để kiếm lời. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với hạt tiêu xuất khẩu thì phải có DN đầu tư ký hợp đồng mua sản phẩm trực tiếp với nông dân để loại trừ khâu trung gian với hợp đồng mua bán có ràng buộc chặt chẽ...
VPA kiến nghị Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn cần khảo sát, đánh giá tiêu hiện nay có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không và nếu có thì ở khâu nào trong quá trình canh tác?
Carbendazim đang chiếm 60% thị trường thuốc bảo vệ thực vật. Tác hại của tồn dư carbendazim trong nông sản là gây vô sinh. Tác hại của thuốc diệt cỏ cháy tồn dư trong nông sản làm sạm da, gây ung thư gan mà trong y học chưa có thuốc giải độc với hoạt chất paraquat. Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân loại bỏ 2 hoạt chất này trong sản xuất ở tất cả các nông sản để bảo vệ sức khỏe bản thân và người tiêu dùng, tiến tới nền nông nghiệp an toàn, bền vững.
Related news
Theo tính toán của ông Liệt, trung bình mỗi năm, vườn măng cụt, sầu riêng của gia đình thu được khoảng 20 triệu đồng (chưa tính tiền mua phân bón, thuốc), nhưng nhờ trồng thêm các loại cây kiểng bán lá nên thu nhập đã tăng thêm khoảng 20 triệu đồng/năm (cứ 1,5 tháng, ông Liệt thu hoạch lá bán 1 lần, thu về khoảng 3 triệu đồng).
Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.
Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.
Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.
Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.