Hàng Loạt Công Nhân Cao Su Bỏ Việc Ở Gia Lai

Gia Lai hiện có khoảng 120.000 ha cao su với hơn 40.000 cán bộ, công nhân, người lao động làm việc ở hơn 30 doanh nghiệp kinh doanh cao su.
Thời gian gần đây, giá mủ cao su giảm sâu (hiện tại chỉ còn 35,5 triệu đồng/tấn, lỗ 5 triệu đồng/tấn), theo đó nhiều doanh nghiệp và đời sống công nhân hết sức khó khăn. Từ mức lương 7-10 triệu đồng/tháng cho một công nhân cạo mủ, nay chỉ còn không quá 2,5 triệu đồng.
Trước tình hình trên, hàng loạt công nhân cao su phải bỏ việc, tìm công việc khác có thu nhập cao hơn để đảm bảo đời sống gia đình. Riêng tại Cty TNHH MTV Cao su Mang Yang (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam), từ đầu năm đến nay đã có khoảng 400 công nhân nghỉ việc vì thu nhập thấp, vì bị cắt giảm một số chế độ khác như chế độ bảo hộ lao động.
Related news

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.

Việc tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu... Ngành này được dự báo sẽ gặp tình cảnh “đắng nhiều hơn ngọt” do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới…

“Đặt lọp lươn xong không dám ngủ mà phải thức thâu đêm canh chừng vì sợ trộm đổ lọp của mình. Đi đến đâu là mắc võng nghỉ tại chỗ đó. Luôn cảnh giác với kẻ trộm, vậy mà chúng tôi bị dỡ lọp trước hoài…”