Hàn Quốc Đầu Tư Phát Triển Vùng Trồng Ớt Tại Ninh Thuận

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.
Tập đoàn CJ và tỉnh Ninh Thuận cùng hợp tác để phát triển vùng chuyên canh trồng ớt với diện tích khoảng 500-600 ha trên các vùng đất cát tại các xã: An Hải, Phước Vinh, Phước Sơn, huyện Ninh Phước; xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải và khu vực tưới hồ Sông Biêu, huyện Thuận Nam…
Tập đoàn CJ sẽ cung cấp mười giống ớt cho năng suất cao được nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc về trồng tại Ninh Thuận, phụ trách chuyển giao công nghệ trồng trọt cho nông dân và cam kết thu mua 100% sản lượng ớt theo giá thỏa thuận với nông dân.
Tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các sở, ngành có liên quan ký giao kết với nông dân tham gia dự án và hỗ trợ tưới tiêu, hệ thống thủy lội nội đồng tại vùng đã quy hoạch...
Giám đốc điều hành bộ phận thu mua Tập đoàn CJ tại Việt Nam Chung Won Young cho biết: “Qua khảo sát, với khí hậu nắng nóng, Ninh Thuận có thể trồng cây ớt 3 vụ/năm, cho nên rất thuận lợi để Tập đoàn phát triển vùng nguyên liệu ớt bền vững và mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với việc trồng ớt thuần túy trước đây. Hiện nay, số lượng giống để trồng thử nghiệm đã được vận chuyển về Việt Nam”.
Theo cam kết, trong tháng 9-2013, tại các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Thuận Nam và Ninh Phước sẽ xuống giống trồng thử nghiệm 1 ha để kiểm tra năng suất và chất lượng. Từ năm 2014-2024 sẽ tiến hành trồng đại trà trên diện rộng, nhằm bảo đảm tổng năng suất thu hoạch hàng năm là ba nghìn tấn ớt khô (khoảng 12 nghìn tấn ớt tươi) để xuất khẩu sang các nhà máy chế biến thực phẩm từ ớt của Tập đoàn CJ đặt tại Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác. Và tiến tới xây dựng nhà máy chế biến tại Ninh Thuận.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Đức Thu, nông dân trong tỉnh đang trồng 562 ha giống ớt thuần túy, năng suất bình quân từ 20-30 tấn/ha/năm, với giá bán ra thị trường bình quân là 10 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư khoảng 50%, nông dân lãi 150 triệu đồng/ha/năm. Nhưng, do chu kỳ cây ớt từ 6-8 tháng, cho nên nông dân thường chỉ trồng một vụ/năm, thời gian còn lại trồng xen kẻ cây tỏi, cây hành. Giống ớt mới cho năng suất cao là rất phù hợp với chủ trương chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao mà tỉnh đã đề ra.
Ngoài ra, hai bên cũng đã thỏa thuận sẽ tiếp tục mở rộng nhiều dự án khác để phát triển vùng nguyên liệu cũng như chế biến sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi…
Related news

Đây là giống bắp biến đổi gen thứ tư được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học tại VN sau bắp MON 89034, NK603 (thuộc Monsano) và GA21 (của Syngenta) được cấp giấy phép này trong năm 2014.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, vụ hoa Tết Ất Mùi 2015 toàn tỉnh có khoảng 50ha với các loại hoa chủ yếu là cúc, cát tường, thược dược, vạn thọ... So với mọi năm, vụ hoa này gặp thời tiết bất lợi nên phát sinh nhiều sâu bệnh, xảy ra hiện tượng nở sớm. Mặt khác, chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu đều tăng từ 10-15% so với năm ngoái.

Ngày 22-1, Ban chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã họp trực tuyến với các địa phương về kết quả xây dựng NTM năm 2014 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2015. Phía đầu cầu BR-VT có ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện cơ quan liên quan tham dự hội nghị.

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.

Được biết, tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) đã đầu tư thực hiện Dự án trồng rau an toàn trong nhà lưới. Mô hình này hiện đang được nhân rộng vì đạt năng suất, lợi nhuận cao. So với kiểu trồng rau thông thường, ưu điểm của việc trồng rau trong nhà lưới là ngăn ngừa được côn trùng, sâu bệnh, sản lượng rau tăng từ 3-5%, chi phí sản xuất giảm một nửa do không phải phun thuốc bảo vệ thực vật, có thể trồng quanh năm, ngay cả vào mùa mưa mà không sợ bị ngập úng hay bị dập lá.