Hạn hán đe dọa Nam Bộ
Lo ngại thiếu nước kéo dài
Do ảnh hưởng của El Nino, năm nay mùa mưa tại Bình Phước đến muộn và kết thúc sớm.
Vì vậy lượng mưa tại các trạm đo mưa của tỉnh giảm từ 20- 30% so với trung bình nhiều năm.
Trong khi tại các hồ chứa, mực nước thấp hơn mực nước dâng trung bình hàng năm từ 1,5 - 3m (riêng hồ thủy điện Thác Mơ đến cuối tháng 10, mực nước thấp hơn mực nước dâng trung bình 5-6m).
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bình Phước, mùa khô năm 2015 – 2016 trên địa bàn tỉnh sẽ xảy ra nắng nóng và khô hạn, nhiệt độ cao nhất có thể đạt 41 độ C.
Có khả năng nhiều khu vực của tỉnh như huyện Lộc Ninh và Bù Đốp sẽ gặp hạn nặng.
Ông Võ Đình Khánh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Phước cho biết, tình trạng khô hạn tại tỉnh đến thời điểm này chưa nghiêm trọng, tuy nhiên bà con cũng không nên chủ quan vì dự báo tình hình khô hạn sẽ có diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, nhiều khu vực của TP.HCM và Tây Ninh cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sản xuất do mực nước hồ Dầu Tiếng đang ở mức thấp.
Tính đến giữa tháng 11.2015, mực nước hồ Dầu Tiếng đạt cao trình 22,46m, thấp hơn đường tích nước theo quy trình là 1,85m; thấp hơn so với cùng kỳ 2,15m.
Mặc dù vậy, năm nay hồ Dầu Tiếng vẫn phải chia sẻ nguồn nước phục vụ thêm 15.
000ha đất nông nghiệp của tỉnh Long An.
Chủ động nguồn nước tưới
Đại diện Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa cho biết, đơn vị trên đang tích trữ nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, đồng thời bổ sung nước từ hồ Phước Hòa về hồ Dầu Tiếng với lưu lượng 40 – 50 m3/giây để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời lên kế hoạch mở nước luân phiên cho Tây Ninh và TP.
HCM với diện tích khoảng 30.000ha.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Trăm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, tỉnh đã chỉ đạo Sở NNPTNT hướng dẫn cho các địa phương, đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy điện lập kế hoạch thực hiện công tác phòng chống hạn trong mùa khô năm 2015-2016.
Tỉnh chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước có kế hoạch ưu tiên nguồn nước cấp cho sinh hoạt, trường hợp nắng nóng kéo dài phải ngừng cấp nước tưới để ưu tiên phục vụ cấp nước sinh hoạt.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tích trữ nước trong các ao, hồ, sông, kênh, rạch.
Ở các địa phương có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp (huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, quận 9), thành phố yêu cầu phải chủ động phương tiện, công cụ hỗ trợ, máy bơm nước phòng chống hạn khi cần.
Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh cũng đã sớm ban hành kế hoạch ứng phó với tình trạng hạn hán kéo dài trong mùa khô sắp tới, đồng thời kêu gọi người dân chủ động ứng phó với hạn hán, chuyển đổi cây trồng, mùa vụ phù hợp với tình hình.
Related news
Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.
Theo báo cáo đánh giá tình hình thiệt hại do hạn hán tại một số tỉnh Miền Trung của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại do ảnh hưởng của hạn tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015 khoảng 54.833 ha.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa có chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, đối phó với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino.