Hải sâm đem lại hy vọng cho người nuôi tôm
ABC báo cáo rằng số lượng của các ao nuôi tôm bị bỏ hoang ngày một tăng bởi chất thải từ loài giáp xác này ngày một tích luỹ, trở nên độc hại và dẫn đến dịch bệnh.
Tuy nhiên, nhà khoa học Ôxtrâylia - Tiến sĩ Dave Mills - người làm việc cho Trung tâm Thuỷ sản Thế giới, một cơ quan khoa học quốc tế nhằm mục đích xoá đói giảm nghèo, cho biết hải sâm có thể làm sạch ao nuôi.
“Chúng có thể ăn các chất hữu cơ trong các trầm tích, vì vậy điều này có lợi cho ao bởi các chất hữu cơ sẽ không tích tụ và người nuôi có thể chỉ cần đặt hải sâm vào trong ao mà không cần phải cung cấp thức ăn để nuôi chúng”, ông cho biết.
Trong khi trữ lượng hải sâm ngoài tự nhiên đang suy giảm dần do bị khai thác quá mức, nghề nuôi hải sâm đang bắt đầu phát triển.
Sau một thập kỷ nghiên cứu, một cơ sở sản xuất giống ở phía bắc Nha Trang đang sản xuất những lứa hải sâm có chất lượng.
Tiến sĩ Mills nói rằng, loài động vật di chuyển chậm chạp có thể được bán với giá 200 USD/kg sấy khô này hiện đang thu hút được nhiều nhà đầu tư thương mại.
“Tuy nhiên chỉ có một số ít nông dân nuôi hải sâm.
Hiện tại chỉ có 15 người nuôi hải sâm tại hơn một chục tỉnh ở miền Trung Việt Nam.
Một số trong số họ đã bắt đầu nuôi từ 5 năm trước và khá thành công, vì vậy hiện nay có nhu cầu khá cao đối với nuôi hải sâm từ nhỏ đến khi trưởng thành trong ao nuôi”, ông cho biết.
Phạm Văn Hoan là một trong những nông dân đầu tiên chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi loài an toàn hơn này.
Ông cho biết thu nhập của mình đã tăng lên đáng kể.
“Trước khi tôi nuôi chúng, tôi đã không có đủ tiền để xây một ngôi nhà, nhưng sau khi chuyển hướng đưa hải sâm vào nuôi, tôi đã có thể thực hiện điều đó.
Ngoài ra, tôi còn mua thêm được một chiếc giường, một tủ quần áo, máy giặt, tủ lạnh và xe máy”, ông Hoan nói.
Trần Văn Hữu, một người có 30 năm kinh nghiệm nuôi tôm, gần đây cũng đã bắt đầu chuyển sang nuôi hải sâm.
Tuy nhiên, thay vì thay thế hoàn toàn loài giáp xác mà ông nói có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn này sang nuôi hải sâm, ông đã quyết định nuôi kết hợp cả hai.
“Hải sâm ăn chất thải từ tôm và làm sạch các trầm tích, do đó nếu chúng ta có một vụ hải sâm và sau đó là một vụ tôm, chắc chắn chúng ta sẽ thu lợi nhuận”, ông bày tỏ.
Tiến sĩ Mills và nhà nghiên cứu hàng đầu của địa phương Nguyễn Đình Quang Duy đang nghiên cứu liệu họ có thể nuôi kết hợp cả hai loài đồng thời hay không.
Những thí nghiệm trước đó trong các bể nuôi cho thấy hoàn toàn không thuận lợi nếu nuôi đồng thời 2 loài này cùng lúc.
“Những gì chúng tôi phát hiện trong các thử nghiệm bể nuôi chủ yếu là khi tôm đã phát triển lớn chúng sẽ tấn công hải sâm theo quy luật tự nhiên và vì vậy tỉ lệ sống cũng như tỉ lệ phát triển của hải sâm thấp”, tiến sĩ Mills cho biết.
Tuy nhiên, với mật độ tôm thả nuôi thấp hơn trong thử nghiệm mới, ông lạc quan với khả năng nuôi đồng thời cả hai loài này.
Related news
Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Trong đó bệnh đốm trắng là một trong những bệnh hay gặp và có tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh.
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một máy dò huỳnh quang có thể là một công cụ để kiểm tra độc tố trong thời gian thực trọng thuỷ sản có vỏ và giúp diệt trừ những loài có liên quan đến ngộ độc thực phẩm.