Home / Hải sản / Tôm càng xanh

Bệnh tôm

Bệnh tôm
Author: Báo Nông Nghiệp
Publish date: Wednesday. April 13th, 2016

* Nguyên nhân: Do Epistylis, Vorticella, Acineta, Ephelota, tảo lam như Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola, tảo lục như Enteromorpha sp, tảo khuê Amphora sp, Nitszchia sp và một số khác thuộc nhóm nguyên sinh động vật.

* Triệu chứng: Tôm thường nổi lên mặt nước hay bám thành bờ, vỏ tôm dơ bẩn, các sinh vật gây bệnh phát triển phủ thành lớp trên bề mặt cơ thể, mang, nhất là trên các vòng đốt của phụ bộ.

Cơ thể tôm thay đổi màu sang nâu, xanh hay vàng nhạt.

Tôm bệnh sẽ khó khăn di động, không lột xác, khó trao đổi khí, từ đó làm cho tôm yếu dần và chết sau vài ngày, đặc biệt là khi hàm lượng oxy hoà tan thấp.

* Phòng bệnh: Cho ăn đúng mức để tránh ô nhiễm nước ao.

Giữ chất lượng nước ao nuôi và tảo phát triển tốt để ngăn chặn nhóm gây bệnh phát triển.

Định kỳ 2 tuần 1 lần dùng một trong các sản phẩm sau để hạn chế nhóm gây bệnh và tảo độc trong ao: Kill-Algae: 1 lít/2.000-2.500m3 nước hoặc Protectol: 1 lít/2.000-2.500m3.

Hạn chế chất hữu cơ, chất vẩn, hạt bùn trong môi trường nuôi và giữ hàm lượng oxy hòa tan trong nước 3-4ppm vào buổi sáng, 4-5ppm vào buổi chiều.

Nên dùng Vime-Yucca: 1 lít/3.000-4.000m3 nước hoặc Vime-Bitech 1kg/1.500m3 định kỳ 2 tuần 1 lần.

* Điều trị: Bơm xả nước, vớt các tảo nổi trên bề mặt hay sử dụng một trong những loại thuốc sau:

- Kill-Algae: 1 lít/1.500-2.000m3 nước.

Protectol: 1 lít /1.000-1.500m3 nước, 4 ngày xử lý một lần.

BKC 80%: 1 lít/1.200-1.500m3 nước, 4 ngày xử lý một lần.

Sau khi tôm khỏi bệnh nên trộn vào thức ăn Vime - Glucan for Shrimp cộng với Vitamin C Antistress để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Tôm nuôi được 3 tháng, sau mỗi lần lột tôm bị rớt đáy.

Xin cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

* Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sau mỗi lần lột xác tôm bị rớt đáy là do chế độ dinh dưỡng cho tôm không tốt, thức ăn cho tôm thiếu chất khoáng và thiếu một số vitamin thiết yếu cần thiết, nhất là vitamin C, thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu.

Tôm không đủ năng lượng lột xác, tôm không lột xác, lột xác không hoàn toàn và thường xuyên rớt đáy chết (vì năng lượng cơ thể là yếu tố quyết định đến vấn đề lột xác của tôm).

Ngoài ra độ kiềm cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc lột xác của tôm: độ kiềm cao vỏ cứng tôm không lột xác được, độ kiềm thấp (đặc biệt thường xảy ra trong mùa mưa độ mặn thấp, độ kiềm thấp) tôm vẫn lột xác nhưng vỏ không cứng hoặc lột xác không hoàn toàn.

* Biện pháp khắc phục:

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tôm, thường xuyên trộn vào thức ăn men tiêu hoá, vitamin C, khoáng…

Vitamin C Antistress: 1 kg/500 kg thức ăn.

Vemevit N.8: 1kg/400kg thức ăn, nên trộn đều vào 8 – 10kg thức ăn trước khi trộn hết vào 400kg thức ăn.

Prozyme for shrimp: 1kg/100kg thức ăn hoặc Vime- Bitech: 1kg/250-500kg thức ăn.

Vimekat: 120ml/35 – 40 kg thức ăn.

 


Related news

Giải pháp kỹ thuật đối phó với hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 1 Giải pháp kỹ thuật đối phó với hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 1

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực cho sản xuất, người nuôi cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật như sau:

Saturday. April 2nd, 2016
Giải pháp kỹ thuật đối phó với tình hình hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 2 (Phần cuối) Giải pháp kỹ thuật đối phó với tình hình hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 2 (Phần cuối)

Giải pháp kỹ thuật đối phó với tình hình hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 2 (Phần cuối)

Saturday. April 2nd, 2016
Chữa trị bệnh đốm trắng ở tôm Chữa trị bệnh đốm trắng ở tôm

Trong nghề nuôi tôm thì bệnh dịch luôn là rủi ro và gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. Trong đó bệnh đốm trắng là một trong những bệnh hay gặp và có tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh.

Wednesday. April 13th, 2016