GS Võ Tòng Xuân không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ
Theo nhiều chuyên gia, việc chặt cây thốt nốt bán đi hại nhiều hơn lợi. Tuy nhiên, không phải thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ, nhưng cần cảnh giác.
Đào cây đem bán
Cây thốt nốt được xem như đặc sản truyền thống của địa phương vùng Bảy Núi (An Giang).
Đây là loại cây có giá trị cao về kinh tế cũng như văn hóa.
Quả thốt nốt thơm ngon, bổ dưỡng.
Nước thốt nốt có thể dùng làm đường, lá dùng lợp nhà, mầm dùng như món rau bổ dưỡng. Ngoài ra, gỗ thốt nốt già có thể dùng làm cột nhà, thủ công mĩ nghệ và nhiều ứng dụng khác.
Tuy nhiên, cây thốt nốt không phải loại cây nằm trong danh mục cấm khai thác nên gần đây, thương lái Trung Quốc ồ ạt đến mua nhưng chính quyền không thể mạnh tay xử lý, chỉ dùng biện pháp tuyên truyền cho dân.
Cây thốt nốt trưởng thành mất hàng chục năm phát triển. Tuy nhiên, hàng chục cây thốt nốt có tuổi đời trên 20 năm ở các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (tỉnh An Giang) gần đây bị nhóm thương lái tới thu mua ồ ạt.
Vài năm trước, các địa phương này cũng đã từng bắt nhóm người thu mua cây thốt nốt.
Nhóm thương lái thu mua thốt nốt chủ yếu ở các xã Văn Giáo, An Cư, Tân Lợi và các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer của huyện Tịnh Biên rồi tập kết lên xe đang đậu ở tỉnh lộ 948 khu vực Dốc Bà Đắc, xã Thới Sơn.
Hiện nay, giá bán mỗi cây thốt nốt chỉ dao động trên dưới 500.000 đồng/cây, thêm chi phí đào, vận chuyển có thể lên tới vài triệu đồng.
Kì lạ là, những cây thốt nốt non, có tuổi đời vài chục năm được thương lái Trung Quốc thu mua mạnh nhất. Trong khi, gỗ của thốt nốt phải già, có tuổi đời cả trăm năm mới ứng dụng được nhiều trong đời sống.
Mỗi cây thốt nốt có tuổi đời rất lâu nên giá trị khai thác rất lớn.
Nếu chặt bán đi không chỉ thiệt thòi về mặt kinh tế, mặt cảnh quan mà còn thiệt hại về văn hóa bởi đây là loài cây được xem như “linh hồn” của địa phương. Mặc dù đào bán nhưng người dân địa phương cũng không hiểu rõ thương lái thu mua cây thốt nốt nhằm mục đích gì.
Lợi trước mắt, hại lâu dài
Theo GS Võ Tòng Xuân, người dân bán thốt nốt chưa nhiều nhưng nếu cứ tiếp tục thì chỉ được cái lợi trước mắt, để lại cái hại lâu dài. Trước mắt thì người dân có được món tiền lớn, người đào có được tiền công cao nên người dân bán đi là dễ hiểu.
Tuy nhiên, GS Xuân cũng cho hay, cây thốt nốt Trung Quốc mua cả bầu cây đem về có thể để trồng. Số lượng họ mua cũng chưa đáng kể.
“Người dân mình cứ thấy Trung Quốc mua gì là sợ nấy thì cũng không nên. Tuy nhiên, việc cảnh báo và tuyên truyền cho người dân biết rõ mục đích của thương lái là điều hết sức cần thiết. Điều này chính quyền địa phương cần tích cực sát sao tuyên truyền” - GS Võ Tòng Xuân cho hay.
Không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ, nhưng phải cảnh giác
Ông cũng nói thêm, cây thốt nốt họ mua cả bầu nên cũng có nhiều ứng dụng. Nếu mua những thứ không biết để làm gì như cau non, cam non, hồ tiêu vụn… thì mới đáng lo, đáng lên án. Còn nếu họ mua cây thốt nốt về làm cảnh hoặc mua về trồng với mục đích nào đó thì cũng là chuyện không quá lạ.
GS Võ Tòng Xuân cũng cho biết, cây thốt nốt còn là nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống, là cây có tác dụng giữ nước rất tốt.
Giả sử nếu chặt hết cây thì các làng nghề sẽ khó khăn hơn trong vấn đề nguyên liệu, các trận lũ đổ về gây thiệt hại nhiều hơn.
Còn theo ông Đỗ Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, chính quyền địa phương rất chú trọng bảo vệ loại cây đặc sản của địa phương.
Cách đây một tháng huyện đã bắt được một xe tải chở hàng chục cây thốt nốt tuổi đời trên 15 năm tuổi và đã giao cho công an xử lý.
Ông Trí cho rằng, phải bảo tồn giống cây thốt nốt vì nó là đặc sản tạo nên thương hiệu vùng Bảy Núi.
Tuy nhiên khó khăn là hiện nay cây này nằm ngoài danh mục cấm nên huyện đã kiến nghị về tỉnh để cấm mua bán và có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Song song với đó, chính quyền cũng thường xuyên gặp gỡ người dân để tuyên truyền, bảo vệ loài cây này.
Related news
Huyện Châu Thành từ lâu được biết đến là vùng chuyên canh bưởi Năm Roi đặc sản của Hậu Giang. Nhờ cây bưởi mà nhiều hộ nông dân thoát nghèo làm giàu. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá bưởi bấp bênh, sâu bệnh hoành hành chưa có thuốc đặc trị, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập của bà con nông dân
Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.
Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.
Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.