Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Góp Gió Thành Bão

Góp Gió Thành Bão
Publish date: Friday. June 22nd, 2012

“Đoàn kết là thắng” - đó là bài học của cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hùng (xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) thấu hiểu từ thời còn đi học và nó đã đi theo anh suốt thời chiến lẫn thời bình.

Năm 2006, thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng xuất ngũ về quê hương. Cuối năm 2007, anh cùng nhiều hội viên khác thành lập tổ hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. "Thời gian đầu, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật... mấy anh em vừa làm vừa dò dẫm"- anh Hùng nhớ lại. Sau một thời gian nuôi gà lỡ bán cho các hộ trong xã, anh chuyển qua kinh doanh gà thịt, gà đẻ trứng. Liên tục trong 2 năm 2008-2009, anh thắng đậm. Trang trại của anh xuất bán được gần 20 tấn thịt và hàng triệu quả trứng cung ứng cho các siêu thị lớn tại TP. Thái Nguyên.

Cùng với nuôi gà, anh còn đào hơn 1.000m2 ao để thả cá, nuôi ba ba và các con đặc sản. Đến nay, gia đình anh đã xây dựng được cơ ngơi bền vững. Bình quân mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình anh thu về gần 300 triệu đồng. Hỏi bí quyết, anh Hùng chia sẻ: "Trước hết, phải có ý chí, quyết tâm và kiến thức. Ông bà ta đã dạy “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Muốn làm ăn lớn phải kêu gọi anh em hợp tác". Cũng với suy nghĩ đó mà hàng chục hộ có trang trại chăn nuôi ở xóm Trại Mới đã làm ăn khấm khá. "Gia đình giàu, tổ chức hội mạnh - đó là mục tiêu mà hội viên ND xã Thượng Bình hướng tới" - anh Hùng cho hay.

Không chỉ sản xuất giỏi, anh còn hết lòng với công việc của thôn, xã. Ngoài giúp hội viên làm kinh tế, anh còn là một tuyên truyền viên, Chi hội trưởng cựu chiến binh luôn nhiệt tình tham gia công tác từ thiện, các hoạt động xã hội. "Nhờ có anh Hùng hướng dẫn, tôi đã chăn nuôi thành công, thoát nghèo rồi. Anh Hùng còn hỗ trợ vốn, liên hệ cho hội viên chúng tôi đi một số nơi học hỏi kinh nghiệm làm ăn" - anh Nguyễn Quang Thân ở xóm Trại Mới cho hay. Cùng với anh Thân, 7 hộ nghèo khác trong xóm Trại Mới được anh Hùng tư vấn cách làm ăn, hỗ trợ vốn... nay đã thoát nghèo.

Nhiều năm liền, anh Hùng đã được UBND huyện Phú Bình, UBND tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen về thành tích sản xuất - kinh doanh giỏi. Anh cho biết, tới đây sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi, trồng thêm cây ăn quả đặc sản theo hướng trang trại vườn - ao - chuồng.

Related news

Phụng Hiệp (Hậu Giang) Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung Phụng Hiệp (Hậu Giang) Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuesday. November 4th, 2014
Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Thu Nhập 48 Triệu Đồng/ha Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Thu Nhập 48 Triệu Đồng/ha

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.

Tuesday. November 4th, 2014
Phát Triển Cây Bắp Lai Chịu Hạn Nhiều Ưu Điểm Phát Triển Cây Bắp Lai Chịu Hạn Nhiều Ưu Điểm

Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.

Tuesday. November 4th, 2014
Trăn Trở Thương Hiệu Cam Yên Thành (Nghệ An) Trăn Trở Thương Hiệu Cam Yên Thành (Nghệ An)

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tuesday. November 4th, 2014
Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Quýt Đường Long Trị Được Hỗ Trợ Sản Xuất Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.

Tuesday. November 4th, 2014