Giúp Nông Dân Phát Huy Nguồn Lực

"Tổ chức các phong trào thi đua trong nông dân sẽ giúp họ phát huy hiệu quả các nguồn lực Nhà nước hỗ trợ để vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng"
Đó là lời chia sẻ của Chủ tịch Hội nông dân huyện Tân Uyên, Lai Châu - ông Đặng Xuân Hoà.
Phát huy nguồn lực
Mới chia tách từ huyện Than Uyên, Tân Uyên là một trong những huyện khó khăn nhất cả nước. Đó là trình độ dân trí của đồng bào dân tộc hạn chế, hạ tầng thiếu thốn, khí hậu khắc nghiệt, địa hình chia cắt bởi các vách núi cao, thung lũng sâu, sản xuất thiếu nước tưới... "Nhưng khó khăn nhất vẫn là nội lực người dân. Họ thiếu và yếu cả về vật chất và kinh nghiệm sản xuất. Tại các xã như: Mường Khoa, Phúc Khoa, Tà Mít, Nậm Cần, Hố Mít... tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, tốc độ chuyển đổi cơ cấu sản xuất vẫn chậm" - ông Hoà tâm sự.
Tuy nằm kề bên Quốc lộ 32, cách trung tâm huyện chừng 10km, nhưng hầu hết các hộ ở xã Mường Khoa đều thuộc diện nghèo và cận nghèo. Mấy năm gần đây, nhờ Chương trình 30a của Chính phủ, đời sống của người dân đã có khởi sắc, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều lắm"- anh Hoàng Văn Pai - Chủ tịch UBND xã Mường Khoa tâm sự.
Còn ông Hoàng Văn Đức-Chủ tịch Hội nông dân xã Mường Khoa cho biết: “Ánh sáng đèn dầu mới chỉ chấm dứt ở xã này 1 năm nay. Còn trình độ dân trí thì ngoài lớp trẻ bây giờ được ăn học tử tế, lớp người trung niên trở lên ít chữ lắm”. Theo ông Đức, một trong những giải pháp hữu hiệu xoá nghèo ở Tân Uyên là thúc đẩy các phong trào thi đua lao động sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu bền vững trong nông dân (ND). "Khi ND đã có ý thức thi đua thì họ sẽ nỗ lực hơn, sáng tạo hơn, quyết tâm hơn và hiệu quả sẽ cao hơn"- ông Hoà chia sẻ.
Không lãng phí nữa
"Việc nông dân tập trung phát triển chăn nuôi đã nói lên nhiều vấn đề như: Tư duy sản xuất hàng hoá từ chăn nuôi đang phát triển mạnh. Đàn gia súc, gia cầm tăng mạnh là biểu hiện ND đã mạnh dạn thi đua thực hành tiết kiệm, tích tụ vốn để làm giàu, biết phát huy lợi thế của địa bàn, của kinh tế hộ”.
Ông Đặng Xuân Hòa
Đến thăm gia đình ông La Văn Ẻo, bản Mường Khoa, xã Mường Khoa, ông Ẻo tâm sự: “Nghĩ lại mình trước đây nghèo đói cũng bởi không biết nỗ lực vươn lên, không biết nhìn người làm tốt, làm giỏi mà học tập. Bây giờ chúng tôi đã hiểu thi đua lao động sản xuất là làm giàu cho chính mình.
Cũng bởi hiểu được như vậy nên khi được Nhà nước, Hội ND cho vay 5 triệu, 10 triệu đồng là gia đình tôi gom góp thêm tiền để mua con trâu, con bò to hơn; làm cái ruộng, cái ao lớn hơn chứ không tiêu pha lãng phí nữa.
Trở về Hội ND huyện, được biết: Năm 2013, dù gặp không ít khó khăn nhưng các phong trào thi đua xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng trong ND của huyện Tân Uyên vẫn đạt kết quả cao.
Diện tích cây lương thực tăng gần 500 ha so với năm 2012, chủ yếu là lúa nước do tích cực khai hoang, chủ động nguồn nước tưới. Các chỉ tiêu gieo trồng lúa, đậu tương, rau màu, ngô, sắn đều đạt và vượt kế hoạch. Đàn gia súc, gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lên tới gần 184.000 con; trong đó có hơn 14.000 con trâu, bò.
Related news

Những năm gần đây, người dân ở phường Hòa Lợi, TX. Bến Cát (Bình Dương) đã tận dụng diện tích đất trong vườn cao su, đất xung quanh nhà phát triển mô hình trồng rau màu đạt hiệu quả cao. Các loại rau màu chủ yếu được trồng là dưa leo, ớt, khổ qua, bầu, bí, cải xanh... Bình quân 1 ha đất trồng dưa leo xen với cây cao su, người nông dân có thể thu về 2 - 3 tấn/ ngày, sau khi trừ chi phí cho lãi 1 - 1,5 triệu đồng/ngày. Anh Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Lợi cho biết, tình trạng giá cao su giảm mạnh trong thời gian gần đây đã làm cho các hộ trồng cao su trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, lợi nhuận thu được từ mô hình trồng rau màu xen canh đã góp phần giúp nhiều gia đình khắc phục những khó khăn trước mắt, cải thiện cuộc sống.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tây Ninh vừa sơ kết thực hiện quy hoạch sản xuất, phát triển và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, khoảng cách giữa mục tiêu phát triển và thực tế còn rất... xa!

Đó là sự băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng người trồng nhãn Hưng Yên trước thông tin từ đầu tháng 10 tới, quả vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ. Là quê hương của “nhãn tiến vua” từng nức tiếng bao đời, cơ hội mở ra với người trồng nhãn Hưng Yên song thách thức đặt ra cũng không nhỏ.

Mô hình trồng cam sành của gia đình ông Trần Đắc Thắng, thôn Đầm Hồng 2, xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng/năm.

Hỏi về người trồng mít nhiều kinh nghiệm ở xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận), không ai qua được vợ chồng bà Nguyễn Thị Bé ở thôn Tầm Ngân 2. Hàng cây xà cừ tỏa bóng rợp mát con đường nhỏ chạy giữa khung cảnh làng quê thơ mộng. Một bên là kênh thủy lợi dẫn nước từ sông Ông, một bên là đồng lúa chấp chới cánh cò.