Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp nông dân làm giàu

Giúp nông dân làm giàu
Publish date: Monday. October 12th, 2015

Giàu nhờ vốn vay Agribank

Cái nắng khét lẹt miền gió Lào cát trắng không làm vơi đi nụ cười ngọt dịu của bà Lê Thị Tâm (SN 1958, thôn Tân Trang, Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị).

Dẫn chúng tôi vòng quanh trang trại rộng hơn 10 ha của mình, bà Tâm phấn khởi và nói cũng nhờ nguồn vốn Agribank Quảng Trị tôi mới có cơ ngơi bề thế mỗi năm cho tiền tỷ như hôm nay.

Bà Tâm kể, sau khi xuất ngũ với bản tính chịu khó bà muốn mở trang trại chăn nuôi làm giàu. Tuy nhiên, điều khó nhất bà gặp phải là không có đất và nguồn vốn.

Với quyết tâm làm giàu, bà Tâm vay mượn người thân mua 10 ha đất cằn cỗi, bạc màu ở xã Cam Thành. Tháng 6.2011, bà lập hồ sơ thực hiện dự án xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt và được địa phương đồng ý.

Tuy nhiên, người thân, xóm giềng không tin bà Tâm có thể làm được trang trại ở vùng đất chẳng hề đọng một giọt nước. “Có người bảo tôi là Tâm điên” – bà Tâm nhớ lại.

Nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ vốn vay Agribank, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có cơ hội phát triển cây cà phê, cây tiêu… để thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Thuyết phục mãi, bà được chị em trong gia đình cho mượn tiền làm ăn, nhưng chẳng bõ bèn gì so với nhu cầu thực tế để mở trang trại.

Trong lúc khó khăn, bà Tâm được Hội Nông dân huyện giới thiệu đến Ngân hàng Agribank chi nhánh Cam Lộ vay vốn tín chấp 1,25 tỷ đồng giúp bà xây dựng thành công mô hình trang trại khép kín trên diện tích 10 ha.

Trong đó, chuồng trại chăn nuôi có quy mô 1.000 con lợn thịt; 30 lợn siêu nạc; nhân giống thêm 50 lợn nái rừng; 70 con chó lai; trên 2.000 con gà; 300 con ngan, vịt; 2 hồ cá các loại.

Ngoài ra bà Tâm còn trồng thêm 50 gốc thanh long ruột đỏ; 500 cây bơ; 3 ha tràm và 1 ha cỏ nuôi bò…

Nhờ vay vốn từ ngân hàng Agribank, bà Tâm đã phát triển thành công trang trại của mình.

Qua 3 năm, mô hình trang trại tổng hợp giúp bà Tâm có doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng, lãi ròng 300 triệu/năm.

Để có thành công như hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân phải kể đến sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời của ngân hàng Agribank về nguồn vốn vay”-  bà Tâm cảm kích.

Luôn là người bạn đồng hành

Ông Nguyễn Văn Nam – Tổ trưởng tổ vay vốn chi hội nông dân Vinh Quang Hạ (Gio Quang, Gio Linh, Quảng Trị) cũng vui mừng cho biết, từ năm 2013 đến nay chi hội có trên 70 thành viên gia nhập và tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng Agribank, dư nợ trên 4 tỷ đồng.

Nhờ nguồn vốn vay nhanh chóng của Agribank mà chi hội có trên 70% hộ khá, giàu được huyện, tỉnh đánh giá rất cao.

Như mô hình sản xuất than củi trấu của anh Nguyễn Văn Phú ngoài ý nghĩa góp phần làm sạch môi trường, còn tạo việc làm cho 12 lao động, doanh thu hàng năm đạt trên 800 triệu đồng, lãi ròng 300 triệu đồng/năm.

Hay mô hình chăn nuôi của anh Trần Đăng Tài quy mô 30 lợn nái, 200 lợn thịt hàng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí…

Ông Hoàng Minh Thông – Giám đốc Agribank Quảng Trị cho biết, đến cuối tháng 6.2015, nguồn vốn huy động của Agribank Quảng Trị đạt trên 5.531 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt gần 5.074 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 3.924 tỷ, chiếm tỷ lệ hơn 77% tổng dư nợ...

“Trong thời gian tới, Agribank Quảng Trị tiếp tục đầu tư tín dụng cho nông dân, nhất là ngư dân để họ có điều kiện mua mới, cải tạo, sửa chữa các phương tiện đánh bắt trung và xa bờ hoạt động có hiệu quả…

“Chúng tôi sẽ luôn là người bạn đồng hành giúp người dân thoát nghèo, làm giàu” – ông Thông nhấn mạnh.


Related news

Cú Hích Từ Cây Ca Cao Cú Hích Từ Cây Ca Cao

Có lẽ, tết này đối với đồng bào Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lak (Dak Lak) niềm vui được nhân đôi khi giá ca cao lên gần 50.000 đồng/kg. Cây ca cao bén duyên trên vùng đất này được xem như “cú hích” thúc đẩy trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Sunday. February 2nd, 2014
Luân Canh Lúa Khoai Ở Quảng Sơn (Đắk Nông) Luân Canh Lúa Khoai Ở Quảng Sơn (Đắk Nông)

Để khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây trồng trong mùa khô, mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong - Đắk Nông) đã thự hiện luân canh lúa – khoai; giúp tăng giá trị trên cùng đơn vị diện tích canh tác, lợi nhuận cao gấp 2 lần trồng lúa thuần.

Sunday. February 2nd, 2014
Lúa BG6 Được Công Nhận Giống Mới Lúa BG6 Được Công Nhận Giống Mới

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa công nhận lúa BG6 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang sản xuất, chọn tạo là giống cây trồng nông nghiệp mới, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của các tỉnh phía Bắc và duyên hải nam Trung bộ.

Sunday. February 2nd, 2014
1,6 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Người Trồng Su Su Ở Sa Pa 1,6 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Người Trồng Su Su Ở Sa Pa

Số tiền trên được trích từ qũy phòng, chống thiên tai của địa phương để hỗ trợ cho 80 hộ dân ở huyện Sa Pa có diện tích su su bị sập giàn và hư hỏng trong đợt mưa tuyết vừa qua với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.

Sunday. February 2nd, 2014
"Vàng Trắng" Trên Đất Nghệ An

Những ngày cuối năm lên với huyện miền núi cao Quế Phong ­- vùng đất mới của cây cao su, hay về với “thủ phủ” Anh Sơn, Thanh Chương, đều cảm nhận thấy rất rõ sự phát triển mạnh mẽ của loại cây mà sản phẩm ngày nay được gọi là “vàng trắng”. Với Dự án “trồng và phát triển cao su trên đất Nghệ An” của Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển cao su Nghệ An, những vùng đồi nghèo trước đây nay đã xanh màu hy vọng và no ấm.

Sunday. February 2nd, 2014