Giữ Nghề Nuôi Cá Basa Cho Quê

“Cá basa mang lại nguồn sinh kế cho cư dân miền hạ lưu Mekong bao đời nay, sẽ mãi là nguồn sống của cư dân vùng ĐBSCL”.
Đó là lý do chị Nguyễn Thị Kim Loan (Út Loan) ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hoà, huyện Phú Tân, An Giang quyết tâm giữ nghề gia truyền nuôi cá basa.
Sinh ra trong gia đình nhiều đời nuôi cá basa, từ nhỏ Út Loan đã gắn bó với cá basa. “Ông bà nội nuôi cá, ba mẹ nuôi cá, Út Loan nghiền nuôi cá basa, nghiền cái nết ăn, cái nước da trắng của con basa. Càng nghiền hơn nữa là nghề này có cái gì đó phiêu lưu, có lẽ là do cá basa được sinh ra tận Tonle Sap (Biển Hồ Campuchia), trôi dạt từ trên đó xuống dưới này hàng ngàn cây số mà nó vẫn khỏe”-Út Loan tâm sự cơ duyên khiến chị gắn bó với nghề nuôi cá basa.
Trước đây, người nuôi cá basa đa số rất giàu có. Nhưng cũng chỉ có những ai giàu có mới dám nuôi cá basa vì vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Mỗi lồng bè chi phí từ vài trăm triệu đến cả tỷ bạc hoặc hơn. “Thời ông nội, thời cha tôi nuôi cá rất thuận lợi, chỉ có lời và lời. Nhưng cuối thời cha tôi, rồi đến thời tôi thì cá basa thăng trầm dữ lắm, nhất là từ khi phong trào nuôi cá tra đăng quầng ra đời, basa rớt giá thê thảm, nhiều lần tôi định bỏ nghề nhưng không bỏ được” – chị Út Loan tâm sự.
Ngoài nuôi cá basa, mỗi năm chị còn thu lãi trên 100 triệu từ trồng 1,5ha lúa 3 vụ. Và hàng chục năm nay, đều đặn năm nào chị cũng đóng góp các hoạt động xã hội từ thiện tại địa phương từ 30-40 triệu đồng...
Đã đầu tư lồng bè, đầu tư tâm huyết và nhất là kinh nghiệm tích lũy rất nhiều, bây giờ bỏ ngang uổng lắm. Chị cũng cho rằng, khủng hoảng chỉ là tạm thời, phải kiên trì tìm cách vượt qua. “Cá basa đã mang lại nguồn sinh nhai cho cư dân hạ lưu vùng hạ lưu Mekong biết bao đời nay. Tôi tin thiên nhiên đã sắp đặt rồi, đó là sản vật trời cho, khó lòng mà bỏ”-chị khẳng định.
“Thị trường cá da trơn truyền thống cũng là thị trường truyền thống trong nước. Ai lo xuất khẩu chứ tôi thì chỉ nhắm thị trường trong nước”- chị Loan nói. Giữ nghề nuôi cá basa, chị đã thành công, không bị rơi vào những cơn khủng hoảng cá tra liên tiếp. Hàng chục năm nay, chị đang làm chủ bốn bè nuôi cá basa loại lớn, với tổng sản lượng mỗi năm từ 200-300 tấn cá thịt, doanh thu từ 5- 6 tỷ đồng, lãi khoảng 500 triệu đồng/năm. Chị tâm sự: “Dù không lãi lớn, nhưng tôi vẫn ăn chắc đều đều từ cá basa”.
Related news

Chăm bón cực công, nông dân trồng hoa màu nuôi hy vọng tới kỳ thu hoạch. Nhưng trở ngại lớn nhất là khâu tiêu thụ, giá cả thất thường.

Đến thời điểm này, tại một số vùng tôm lúa của tỉnh Bạc Liêu, nông dân vẫn chưa thể thả giống như đã dự kiến. Có tình trạng trên là do năm nay nguồn nước được điều tiết về chậm hơn mọi năm.

Ngày 13-3, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã lấy ý kiến các địa phương về mức hỗ trợ hộ nông dân chăn nuôi. Chính sách đó gồm hỗ trợ về giống, thuốc thú y, môi trường chuồng trại, đào tạo tập huấn cho nông dân.

Trong truyện cổ tích, xà tượng là con sò khổng lồ được con vua Thủy Tề dưới hải long cung làm nơi ẩn cư. Đầu năm mới, ngư dân Quảng Ngãi lao vào cơn lốc săn nhà con cháu Thủy Tề và mang vào bờ bán 10 - 15 triệu đồng/con.

Cách đây 4-5 năm trước, nông dân thường phải đắn đo suy nghĩ giữa việc chọn thả nuôi tôm sú (TS) hay tôm thẻ chân trắng (TTCT) trước mỗi vụ tôm mới, tuy nhiên, do vụ tôm thẻ cuối năm 2013 thắng lớn, nên hiện nay TTCT là lựa chọn số 1 của nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL.