Home / Cây ăn trái / Thanh long

Giống Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Phủ Quỳ

Giống Thanh Long Ruột Đỏ Trên Đất Phủ Quỳ
Publish date: Thursday. December 22nd, 2011

Trong chương trình phát triển cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung, Phủ Quỳ (Nghệ An) nói riêng, Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ, đã đưa giống thanh long ruột đỏ trồng thực nghiệm trên đất Phủ Quỳ từ năm 2001...

Trong chương trình phát triển cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung, Phủ Quỳ (Nghệ An) nói riêng, Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ, đã đưa giống thanh long ruột đỏ trồng thực nghiệm trên đất Phủ Quỳ từ năm 2001.

Qua đánh giá, theo dõi giống thanh long ruột đỏ, sau bốn năm trồng sinh trưởng, phát triển tốt đã cho quả và thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai Phủ Quỳ. Ra hoa tháng sáu hàng năm, tỷ lệ đậu quả khá cao, mỗi năm có 7 đợt ra hoa. Trọng lượng quả đạt từ 300gr trở lên. Hàm lượng đường, hàm lượng vitamin cao hơn hẳn so với loại thanh long ruột trắng. Bước đầu đã thích nghi điều kiện đất đai, khí hậu Phủ Quỳ, đây là một giống thanh long ruột đỏ đầy triển vọng, sắp tới sẽ được phổ biến cho SX vùng Phủ Quỳ nói riêng và vùng Bắc Trung bộ nói chung.

Theo Fonque (Tạp chí Fruits của Viện Nghiên cứu cây ăn trái hải ngoại) thì thanh long được trồng ở Việt Nam thuộc giống Hylocereus Undatus Britte Rose. Thanh long là một giống cây ăn quả nhiệt đới, thân hình ba khía, mọng nước không có mủ trắng, chứa nhiều lục tố để quang hợp thay lá biến thành gai, thân dự trữ nhiều dinh dưỡng, có khả năng tái sinh nhanh, trên thân tại mỗi thắt khắc từng khoảng 3-5cm biểu hiện các đợt sinh trưởng có chứa từ 1-2 gai dài khoảng 2-4mm. Thanh long là một cây phụ sinh, leo bám bằng "khí căn" mọc từ đoạn thân già đã hóa gỗ phía dưới, sinh trưởng bằng hình thức "đoạn phân cành".

Thanh long dễ trồng, không kén đất, có khả năng chịu hạn cao, nhưng lại cần nhiều nước và không ưa đất quá ẩm ướt. Cây thanh long cần tổng lượng bức xạ 400 calo/cm2/tháng trở lên mới ra hoa kết trái. Hoa thanh long dài 20 – 25cm, lưỡng tính, nở về đêm, mọc đơn hay chùm 2 – 3 cái trên 1 đoạn cành tơ sinh trưởng từ năm trước. Do thanh long nở không sớm hơn tháng 4 và sau tháng 10 cho dù được chăm sóc tốt, tưới nước đầy đủ. Thanh long thuộc loại cây dài ngày và chịu ảnh hưởng quang chu kỳ. Trái thanh long hình thành khối bầu dục, mọng nước, vỏ dày, dễ bóc, khi chín chuyển sang màu đỏ.

Thịt quả là một khối màu mềm (trắng, đỏ) tùy theo giống, trong chứa hạt màu đen vị ngọt thanh thơm nhẹ, trái nặng trung bình 300gr, nặng nhất 500gr. Sinh trưởng phát triển của cây thanh long phụ thuộc vào tuổi của đoạn cành làm hom. Một đoạn cành tơ nếu chăm sóc đầy đủ sẽ dài từ 1,2 – 1,8m. Trên đó có từ 15 – 30 cặp thắt quãng có gai. Người ta nhân giống bằng cành thanh long có từ 1 – 2 hay 3 – 4 đoạn cành, hoặc cũng có thể cắt một đoạn cành tơ dài 20 – 30cm để nhân. Vườn thanh long trồng năm thứ nhất, năm thứ hai đã cho trái, nhưng thu hoạch rộ vào năm thứ 3 – 4 trở đi. Thời gian từ chớm nụ hoa đến khi hoa nở từ 18 – 20 ngày.

Khi hoa nở đến trái chín là 28 – 30 ngày. Hoa nở từng đợt liên tục, kế tiếp nhau sau khi thu hoạch trái. Muốn có thanh long có năng suất cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cần đốn tỉa hình để phù hợp tính ưa ánh sáng trực tiếp, tưới nước chăm sóc, tạo cây và làm choái vững chắc, ít cạnh tranh dinh dưỡng ánh sáng đối với cây thanh long.


Related news

Trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP Trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP

Với 5 hộ tham gia trên diện tích 2ha, các hộ được hỗ trợ hơn 30% tổng chi phí, được hướng dẫn kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tuesday. September 19th, 2017
Nấm tắc kè làm người trồng thanh long Đồng Nai lo sốt vó Nấm tắc kè làm người trồng thanh long Đồng Nai lo sốt vó

Bệnh nấm tắc kè trên cây thanh long vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong mùa mưa, nhất là khi bà con nông dân không chủ động các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Saturday. September 23rd, 2017
Phát hiện bệnh hại mới trên cây thanh long Phát hiện bệnh hại mới trên cây thanh long

Bệnh hại mới nguy hiểm trên cây thanh long. Theo nông dân, khi “dính” bệnh này sẽ khiến nhánh thanh long bị thối, chết cành già không thể cứu vãn.

Monday. September 25th, 2017
Quản lý bệnh thối, chết cành thanh long Quản lý bệnh thối, chết cành thanh long

Để giúp bà con có biện pháp quản lý, ông Trần Minh Tân, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt - BVTV Bình Thuận đưa ra giải pháp.

Thursday. September 28th, 2017
Hạn chế bệnh đốm trắng thanh long Hạn chế bệnh đốm trắng thanh long

Đốm trắng (bệnh đốm nâu, bệnh tắc kè…) là một bệnh mới xuất hiện cách nay khoảng chục năm, nhưng đã lây lan rất nhanh ở vùng chuyên canh cây thanh long

Thursday. October 5th, 2017