Home / Cây công nghiệp / Cây mía

Giống Mía VN84-4173 Là Giống Chủ Lực

Giống Mía VN84-4173 Là Giống Chủ Lực
Publish date: Thursday. April 28th, 2011

Với đặc tính chín sớm, hàm lượng cao và chịu được khô hạn, trong vòng 10 năm trở lại đây giống mía VN84-4173 luôn là giống chủ lực ở vùng mía Nước Trong, tỉnh Tây Ninh.

Giống mía chịu hạn

VN84-4137 là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát (nay là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường - SUGARD Center, trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) lai tạo năm 1984. Giống mía này có đặc điểm là chín sớm, chịu hạn tốt, tỷ lệ mọc mầm và đẻ nhánh mạnh, tốc độ vươn lóng khá, lưu gốc được nhiều năm.

canh-dong-mia.jpg

Ảnh tư liệu

Theo nghiên cứu thực nghiệm của nhóm nhà khoa học thuộc SUGARD Center (thực hiện năm 2009, do TS Nguyễn Đức Quang làm Chủ nhiệm) thì khi so sánh với 6 giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan và Trung Quốc (Ví dụ ROC27, K88-92, KK2, K95...) giống VN84-4137 tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội.

Ở vụ mía tơ, hầu hết các giống nhập nội đều có tỷ lệ mọc mầm và đẻ nhánh thấp hơn so với VN84-4137. Kết thúc giai đoạn đẻ nhánh, giống mía nội địa này vẫn đạt được tổng số cây cao nhất so với các giống cùng khảo nghiệm (ước khoảng 148.510 cây/ha). Mặc dù năng suất thực thu của giống VN84-4137 thấp hơn một số giống như K88-92, K95-156… (thường chỉ đạt khoảng 80-100 tấn/ha), tuy nhiên tỷ lệ trổ cờ, ngã đổ và nhiễm sâu bệnh của giống mía này lại thấp hơn nhiều so với các giống so sánh. Hai giống có nguồn gốc từ Thái Lan là K88-92 và K95-156 có năng suất và chữ đường khá hơn nhưng trên diện tích trồng khảo nghiệm đều phát hiện cây nhiễm bệnh trắng lá ở thời điểm mía đầu vươn lóng.

Tuy nhiên, những ưu thế ở trên chưa phải là điểm khiến giống mía VN84-4137 được ưu ái trồng với tỷ lệ trên 60% diện tích vùng mía Nước Trong tỉnh Tây Ninh trong nhiều năm nay. Ưu điểm chín sớm và chữ đường cao, chịu hạn tốt mới chính là thế mạnh “đẻ ra tiền” của giống mía này khiến nó được lựa chọn. Tại các vùng ruộng cao, không nước tưới thì không có giống mía nào cạnh tranh lại giống VN84-4137 ở thời điểm này.

Theo các cán bộ thuộc Nhà máy đường Nước Trong, sở dĩ mía VN84-4137 được trồng nhiều vì chín sớm, khoảng đầu tháng 8 là có thể thu hoạch. Vì thế nhà máy có thể vào vụ chế biến sớm hơn so với các nhà


Related news

Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ hại mía Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ hại mía

Mía là cây trồng chứa nhiều dưỡng chất rất hấp dẫn đối với sâu bọ và các loài nấm gây hại. Bệnh thối đỏ, do nấm Colletotrichum falcatum Went gây ra

Thursday. August 2nd, 2018
Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 1) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 1)

Cây mía không yêu cầu khắt khe về đất, tuy nhiên để thâm canh đạt năng suất cao yêu cầu về đất có tầng canh tác sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng...

Friday. March 1st, 2019
Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 2) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 2)

Tuỳ điều kiện đất đai và loại giống mía để bố trí mật độ, lượng hom giống cần từ 35.000 - 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3 mắt), tương đương 8 - 10 tấn giống/ha.

Friday. March 1st, 2019
Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 3) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 3)

Chu kỳ luân canh cây mía thường là chu kỳ 4 - 5 năm tùy vào loại đất. Cây trồng luân canh với cây mía nên sử dụng cây họ đậu để nhằm mục đích cải tạo đất.

Friday. March 1st, 2019
Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 4) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 4)

Sau khi thu hoạch xong phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay. Dùng cuốc, dao để bạt (phạt) sát đất những gốc cao; loại bỏ cây mầm, cây bị sâu bệnh hay cỏ dại

Friday. March 1st, 2019