Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Giống lúa chất lượng cao LTh31 gieo cấy thành công ở các tỉnh phía Bắc

Giống lúa chất lượng cao LTh31 gieo cấy thành công ở các tỉnh phía Bắc
Author: Phương Nguyễn
Publish date: Wednesday. February 7th, 2018

Giống lúa thuần LTh31 do ThS. Trần Văn Tứ, PGS.TS. Tạ Minh Sơn và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu & phát triển lúa thuần, Viện CLT & CTP chọn tạo, được Bộ NN-PTNT công nhận cho phép sản xuất thử từ tháng 6/2016.

Lúa LTh 31 cho gạo cực ngon

- Đặc điểm chính: LTh31 có đặc tính sinh học cảm ôn, gieo cấy được 2 vụ xuân, mùa trong năm. Chiều cao cây trung bình 110 - 115 cm. Thời gian sinh trưởng 105 - 107 ngày (vụ mùa ), 128 - 130 ngày (vụ xuân muộn). Năng suất trung bình 65 - 68 tạ/ha. Thâm canh cao có thể đạt trên 80 tạ/ha. LTh31 là giống lúa cảm ôn, cứng cây, gọn khóm, chống đổ tốt, chống chịu khá với các bệnh đạo ôn, bạc lá, khô vằn và rầy nâu. Số dảnh hữu hiệu trung bình đạt 5 - 6 bông/khóm. Tỉ lệ hạt chắc đạt trên 90%. Được coi là giống chất lượng cao, LTh31 có hạt gạo trắng trong, cơm mềm và dai (amylose 18,5 %, độ bền thể gel 74 mm), vị đậm (Protein 9%), nhiệt độ hóa hồ thấp.

- Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:

Giống lúa LTh31 rất phù hợp cho gieo cấy trà xuân muộn và mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc, thích hợp thâm canh cao trên các chân ruộng vàn, vàn thấp, vàn cao, chủ động tưới tiêu. Gieo cấy trên ruộng vàn trũng, lúa đẻ sẽ nhánh kém, dễ nhiễm sâu bệnh hại, giảm năng suất.

Thời vụ gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc: Trà xuân muộn gieo mạ dược từ 20/1 - 5/2, cấy khi cây mạ đạt 4 - 5 lá tuổi (trong tháng 2). Mạ sân gieo 1 - 10/2, cấy khi cây mạ có 3 – 4 lá tuổi. Vụ mùa sớm, gieo mạ dược từ 5 - 25/6, tuổi mạ cấy 16 - 18 ngày, mạ sân cấy khi cây mạ được 10 - 12 ngày tuổi. Vụ hè thu gieo mạ dược từ  20 - 25/5, cấy khi cây mạ đạt 17 - 20 ngày tuổi. Mật độ cấy 42 - 45 khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh/khóm.

Phân bón/ha: Đạm urê 190 - 200kg. Lân supe 600 - 650kg. Kali clorua 175 - 180kg. Nếu bón phân NPK tổng hợp cần qui đổi ra liều lượng tương đương với phân đơn (đạm, lân, kali), theo tỷ lệ N, P, K ghi trên báo gói.

+ Bón phân đơn: Bón lót toàn bộ phân lân, 40% lượng  ure, 30% lượng kali. Bón thúc (khi lúa bắt đầu đẻ nhánh) 60% đạm, 30% kali. Bón đón đòng (trước lúa trỗ 20 ngày), hết số phân còn lại.

Bón NPK tổng hợp: Bón lót (khi làm đất lần cuối) 20% tổng lượng. Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh) 40%. Bón thúc lần 2 (sau lần 1 từ 10 - 12 ngày), bón hết số phân còn lại.

+ Chú ý: Chỉ nên bón thúc trong phạm vi 20 – 25 ngày sau cấy. Từ sau cấy 25 ngày chỉ còn bón kali đón đòng, không cần bón đạm urê nữa, để hạn chế sâu bệnh hại. 

Thăm đồng thường xuyên, phát hiện phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại.

Tưới nước theo phương pháp “nông - lộ - sâu”  để ruộng lúa đạt năng suất cao.

+ Các địa phương đã gieo cấy thành công giống lúa LTh3 là, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương.


Related news

Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 12 Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 12

Dinh dưỡng là nhân tố rất cần thiết trong đời sống cây lúa, nếu thiếu hoặc quá thừa một chất nào đó sẽ đưa đến tình trạng mất cân đối dinh dưỡng

Friday. February 2nd, 2018
Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 13 Các thiệt hại trên ruộng lúa - Phần 13

Ngoài những triệu chứng thiếu dinh dưỡng quan trọng là N, P và K ở ĐBSCL, vẫn thường thấy lúa bị độc do mặn, phèn hay chất hữu cơ.

Friday. February 2nd, 2018
Lúa sạch hữu cơ ST24 đạt tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU Lúa sạch hữu cơ ST24 đạt tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU

Giống lúa ST24 của DN tư nhân Hồ Quang Trí (Sóc Trăng) – Top 3 “Gạo ngon nhất thế giới năm 2017” vừa trải qua quá trình đánh giá, phỏng vấn từ đơn vị chứng nhận

Wednesday. February 7th, 2018