Giống Lạc Mới Đạt 4,5 Tấn/ha
Do vậy lạc được coi là cây đậu đỗ chính tham gia vào các công thức luân canh cây trồng mang tính bền vững và thân thiện với môi trường.
Hải Dương là tỉnh có diện tích lạc không lớn, khoảng 1.300 ha/năm nhưng cây lạc có vai trò quan trọng đối với thu nhập của người nông dân ở một số huyện như Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn... Năng suất lạc bình quân của cả tỉnh mới chỉ đạt gần 1,5 tấn/ha, thấp hơn so với năng suất bình quân của cả nước và thấp hơn nhiều so với Nam Định (3,7 tấn/ha), Hà Nam (2,6 tấn/ha). Nguyên nhân là do thiếu giống có năng suất cao, có tính chống chịu, thích hợp cho từng địa phương trong tỉnh và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào SX lạc của nông dân chưa được quan tâm đúng mức.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu của thị xã Chí Linh (Hải Dương) tương đối thích hợp để nâng cao năng suất lạc, vì lạc là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, không kén đất, không đòi hỏi bón nhiều phân đạm. Bởi bộ rễ lạc có vi khuẩn cộng sinh, có khả năng cố định đạm, tạo ra lượng đạm sinh học cung cấp cho cây và làm tăng độ phì.
Ngoài ra, trên địa bàn Hải Dương, nông dân thường trồng lạc với mật độ chưa hợp lý đã làm cho năng suất lạc chưa cao. Trước yêu cầu đó Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Cây lương thực- cây thực phẩm) đã thực hiện mô hình thâm canh lạc đạt năng suất cao trên diện tích 10 ha tại xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng SX hàng hóa bền vững, nâng cao năng suất lạc bình quân và thu nhập cho người trồng lạc trên địa bàn.
Trong những năm qua SX lạc ở Việt Nam đã có bước nhảy vọt về năng suất, từ 1,43 tấn/ha năm 1998 lên 2,09 tấn/ha năm 2008. Tuy nhiên chênh lệch năng suất lạc giữa các vùng miền còn lớn. Chủ yếu là do thiếu giống có năng suất cao, có tính chống chịu. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật và SX lạc của một số nơi chưa được đầu tư đúng mức.
Qua thời gian thực nghiệm đã xác định được 3 giống lạc cho năng suất quả khô cao hơn giống đối chứng là L26, L23 và L19. Khi áp dụng các biện pháp thâm canh tổng hợp đã giúp lạc sinh trưởng phát triển cân đối hơn so với đối chứng. Trong đó, giống lạc L26 đã cho năng suất cao nhất, đạt 45,3 tạ/ha tăng 15 tạ/ha so với giống đối chứng TH 116, tương đương 33,1%.
Trung tâm cũng đã hướng dẫn bà con thực hiện công thức luân canh tác có che phủ nilon cho lạc làm tăng năng suất lên 6,3 tạ/ha, tương đương 18,2% so với SX đại trà không phủ nilon. Hiệu quả kinh tế của công thức che phủ nilon đem lại tăng gần 5 triệu đồng/ha so với đối chứng (không phủ nilon).
Giống lạc L23 do Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ chọn tạo là giống có tiềm năng năng suất cao, từ 50- 55 tạ/ha với nhiều ưu điểm như chịu hạn khá, kháng bệnh hại lá ở mức cao, kháng bệnh héo xanh khá.
Hiện nay mới chỉ có một giống lạc chủ đạo đang trồng tại địa phương cho năng suất cao là TH 116. Lượng phân bón từ 3- 4 tấn phân chuồng + 300 đến 500 kg NPK tỷ lệ 5:10:3+ 200 kg vôi bột/ha mà nông dân sử dụng hiện tại còn thấp, chưa hợp lý so với yêu cầu của giống trên, đã làm hạn chế năng suất lạc.
Related news
Kinh tế đô thị hiện nay đã làm trầm trọng thêm các khó khăn: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng...
Vừa qua, lãnh đạo các phòng chức năng của huyện Đoan Hùng và lãnh đạo Công ty Cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam khảo sát thực địa nhằm chuẩn bị kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn năm 2015 và áp dụng giống lúa JO2 vào sản xuất.
Dự án Hỗ trợ các tổ chức nông hộ sản xuất lâm nghiệp miền Trung Việt Nam của tỉnh Quảng Ngãi do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Hà Lan đồng tài trợ vừa được triển khai thực hiện. Mục tiêu nhằm giúp nông hộ nhận thức về nghề trồng rừng và phát triển kinh tế rừng theo hướng hiệu quả nhất.
Về Tây Giang hôm nay, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân được tăng cường, việc làm và thu nhập của người dân được nâng lên. Từ một xã thuần nông nhiều khó khăn, đạt được kết quả như trên, ngoài sự quan tâm của trên, một trong những nguyên nhân cơ bản là do xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực trong xây dựng NTM.
Cụ thể: Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực chuyển giới tính trong ao đất tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì. Dự án đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân, giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích nuôi do giá trị sản phẩm cao hơn giúp tăng thu nhập cho nông dân.