Giống dưa sừng vàng kỳ dị giá chát nhất Việt Nam
So với nhiều loại hạt giống cây trồng khác, dưa kiwano có giá khá chát. Hạt giống dưa sừng vàng được rao bán trên các trang mạng và cửa hàng cây giống Việt Nam với giá dao động từ 25.000 - 60.000 đồng/gói (4-6 hạt).
Quả dưa Kiwano mang dáng vẻ “ngoài hành tinh” này phát triển ở Nam Phi, Mỹ và New Zealand.
Với biệt danh “dưa có sừng”, dưa Kiwano được xem là tổ tiên của các loài dưa trồng khác.
Quả non của dưa Kiwano có màu xanh như dưa chuột thường, sau đó sẽ chuyển màu vàng ươm khi chín. Mỗi cây dưa trưởng thành cho năng suất khoảng 15-20 quả và ra nhiều vụ trong năm. Mỗi quả dưa khi chín nặng trung bình 70-100 g, cá biệt có thể lên tới 500 g.
Do quả có màu sắc bắt mắt và cây có thể sống hơn 6 tháng nên dưa Kiwano phù hợp trồng làm cây cảnh trong nhà.
Dưa Kiwano có thể ăn được nhưng thường được sử dụng làm đồ trang trí trên bàn ăn hơn là làm thực phẩm.
Tuy nhiên, ở châu Phi, loại dưa này lại được coi là một loại thức ăn truyền thống cung cấp nguồn dinh dưỡng của người dân.
Cùng với dưa chuột Gemsbok, Kiwano là nguồn nước duy nhất ở sa mạc Kalahari trong mùa khô.
Vị của dưa Kiwano khá chát và được so sánh như sự kết hợp của dưa chuột, chanh và... chuối.
Khi chín, bề ngoài Kiwano có màu vàng và mọc nhiều sừng lởm chởm, ruột bên trong có màu xanh với vị chát.
Dưa sừng vàng còn được đóng hộp để xuất khẩu.
Dưa sừng vàng được bán với giá 3,49 USD/quả (gần 80.000 đồng) ở siêu thị
Related news
Thời gian gần đây, tình trạng người dân trên địa bàn thôn Phú Lạc, xã Bình Thành (Tây Sơn - Bình Định) tập trung đến khu vực trồng mía của Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) chặt ngọn mía để làm thức ăn cho bò diễn ra khá phổ biến, gây thiệt hại nhiều diện tích mía.
Chưa bao giờ nông dân trồng mía ở các tỉnh ĐBSCL lâm vào cảnh khốn khó như hiện nay, khi giá bán quá thấp khiến nhiều hộ thua lỗ liên tục. Tình trạng bỏ đất trồng mía đang diễn ra nhiều nơi làm cho các ngành chức năng và nhà máy đường đau đầu. Song mọi nỗ lực cứu nông dân trồng mía vẫn đang là bài toán khó.
Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều mô hình và dự án về sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học, bền vững với môi trường nhằm hướng đến nền nông nghiệp phát triển hiện đại trong tương lai. Nhiều mô hình được triển khai và ứng dụng thành công, trong đó mô hình “Công nghệ sinh thái trên ruộng lúa” được đánh giá cao và đồng tình từ bà con nông dân.
Rất nhiều giống cây trồng có nguồn gốc, xuất xứ từ các nước nông nghiệp tiên tiến trên thế giới đã được Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đem về trồng thử nghiệm, cho kết quả khả quan.
Tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê trong những năm qua, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện tổng diện tích cây tiêu trên toàn huyện có gần 3.000 ha.