Giống Đậu Phụng Mới L23 Cho Năng Suất Cao
Hôm qua 11.7, tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tổ chức hội nghị báo cáo kết quả mô hình sản xuất đậu phộng hè năm 2013. Đậu phụng là cây trồng xóa đói, giảm nghèo, ở những vùng không thể chủ động nước tưới, có thể mang lại hiệu quả cao hơn gấp 1,5 - 2 lần so với lúa. Mô hình được tiến hành thí điểm trên diện tích 7ha ở thôn Nghĩa Hòa, xã Bình Nam với 110 hộ tham gia trồng giống mới L23 để so với giống truyền thống là sẻ Tây Nguyên.
Đối chứng kết quả sản xuất giữa 2 giống đậu phụng, mặc dù chi phí đầu tư cho đậu phụng L23 cao hơn so với đậu phụng sẻ Tây Nguyên nhưng lại có tổng thu gấp 1,4 lần (46/32 triệu đồng). Về lãi ròng, mô hình trình diễn cao hơn gấp 1,6 lần (29,7/18,2 triệu đồng) so với ruộng đại trà.
Related news
Hiện nay, chăn nuôi bò trên địa bàn xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh. Tổng đàn trên 2.500 con nên nhu cầu thức ăn xanh cho đàn bò rất lớn. Nông dân ở đây tận dụng đất hoang, đất vườn trồng cỏ nuôi bò thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Đây là 2 trong số nhiều giống đậu tương rau có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu Á (Đài Loan) được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội và trồng thử nghiệm thành công ở nhiều thời vụ khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau ở một số tỉnh như: Hà Tây, Hà Nội, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng từ năm 1997 đến nay.
TS. Trương Công Tuyện, tác giả giống khoai tây Eben và hiện là chủ nhiệm dự án sản xuất thử nghiệm "Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật thâm canh giống khoai tây thương phẩm Eben phục vụ chế biến", cho biết: Đây là giống khoai tây dùng cho chế biến có nguồn gốc từ Philippine, được nhập nội vào Australia rồi đưa vào Việt Nam năm 2000.
Giống ROC22 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu mía đường Đài Loan, do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia nhập nội và đưa vào mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia vùng Nam Trung bộ từ 1999-2004, đã được Bộ NN-PTNT cho phép sản xuất thử từ năm 2004. Giống ROC22 đã được sản xuất thử từ năm 2005-2009 tại Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Thanh Hóa trên diện tích từ 250-300 ha mỗi năm.
Ngày 14 - 4, Ban Quản lý Dự án Xây dựng, chuyển giao hệ thống canh tác thích hợp xóa đói giảm nghèo thôn Đá Hang và Cầu Gãy tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình giống lúa lai tại thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải (Ninh Hải). Hàng chục hộ nông dân là đồng bào dân tộc Raglai ở địa phương đến dự.