Giới thiệu công nghệ ương giống cá chình bông

Thông qua việc giới thiệu các mô hình ương nuôi cá chình bông có hiệu quả, hội nghị đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nông dân bởi nguồn giống chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Các vấn đề vướng mắc trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cá được cơ quan quản lý giải đáp kịp thời. Cá chình được coi là đối tượng nuôi phổ biến của người dân Cà Mau, cá thương phẩm có giá thành cao và tương đối ổn định.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi cá chình trên 500 ha. Kế hoạch phát triển đến năm 2020, diện tích nuôi loại thủy sản này sẽ trên 1.000 ha. Vì vậy, nhu cầu sử dụng con giống có chất lượng sẽ rất lớn. Tuy nhiên, thời gian qua phần đông người nuôi phải mua cá giống từ nhiều nguồn, chất lượng không đảm bảo. Những thành công trong kỹ thuật ương nuôi giống cá chình bông của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển của nghề nuôi cá chình thương phẩm tại Cà Mau.
Related news

Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản thông qua các mô hình, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Mô hình nuôi cá giống mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống thủy sản;

Chúng tôi đến thăm cơ ngơi khang trang của lão nông Lê Văn Phấn tại ấp 3, xã Trừ Văn Thố (Bàu Bàng). Ít ai biết, ông từng là một ông chủ cơ sở mía đường đang ăn nên làm ra tại Long An rồi về Bình Dương mua đất trồng cây ăn trái từ năm 1999. Sau nhiều phen trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái khác nhau, cây quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hiện tại, Tổ hợp tác trồng cây có múi của xã đã phát triển khá nhanh, từ 7 thành viên ban đầu với diện tích 7 ha vào năm 2012 nay đã phát triển lên gấp về diện tích. Chủ tịch Hội Nông dân xã, kiêm Chủ nhiệm Tổ hợp tác trồng cây có múi Nguyễn Văn Minh cho biết, thu nhập cao nhất của hội viên trồng cam sành lên đến trên 800 triệu đồng/năm.

Là vùng đất chiêm trũng với diện tích mặt nước lớn, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã tận dụng lợi thế, mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.