Giàu nhờ cá tai tượng
Anh Tân cho biết, kế tục nghề ương, nuôi cá giống, cá thịt của cha mình, anh gắn bó với nghề nuôi cá tai tượng đã hơn 15 năm nay.
Nhờ nghề này, kinh tế gia đình anh ngày một khấm khá hơn.
Với hơn 2.000 m2 đất do cha mẹ để lại, nhờ tích luỹ nguồn thu nhập hàng năm từ con cá tai tượng, anh đã mở rộng diện tích chăn nuôi lên 8.000 m2 (bao gồm đất mua thêm và một phần đất thuê).
Trong đó sử dụng một nửa diện tích để đào ao dưỡng cá giống và nuôi cá thịt, phần còn lại anh trồng rau để bổ sung thức ăn cho đàn cá thịt.
Với đàn cá thịt, anh hiện có trên 30.000 con các loại.
Trong đó, mỗi tháng xuất bán trung bình 2.000 con cá giống với giá từ 3.000 – 4.000 đồng/con.
Để đảm bảo có đủ nguồn cá giống cung cấp liên tục cho thương lái, một số trại cá giống và hộ chăn nuôi ở trong, ngoài huyện, anh mua cá lòng 8 (kích thước 8 mm) về ương trong thời gian từ 2 – 2,5 tháng, cá đạt kích thước từ 8 – 10 cm (chiều dài từ đầu đến cậy đuôi) thì xuất bán để quay vòng vốn và lấy ngắn nuôi dài (đầu tư nuôi đàn cá thịt).
Cá giống ngoài dưỡng để bán, anh còn giữ lại một số để nuôi thịt.
Sau 12 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1 kg trở lên, thương lái TP.HCM đến thu tại ao với giá từ 43.000 – 45.000 đồng/kg.
Mỗi năm anh xuất bán đều đặn trên dưới 5.000 con cá thịt (khoảng 5 tấn).
Qua tính toán, anh cho biết, nếu suôn sẻ, sau khi trừ tất cả chi phí, một lứa nuôi anh thu lãi đạt khoảng 50% doanh thu (bao gồm cá giống và cá thịt).
Theo anh Tân, tai tượng là loài cá dễ nuôi, tạp ăn, có thể cho cá ăn rau xanh kết hợp với thức ăn viên công nghiệp để rút ngắn thời gian thu hoạch.
Theo hướng dẫn của KS Nguyễn Thị Kim Dung (Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang), để giảm thiểu rủi ro cũng như góp phần bảo vệ môi trường, việc áp dụng quy trình nuôi cá tai tượng theo hướng an toàn sinh học là rất cần thiết.
Trong quá trình nuôi, hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học.
Định kỳ 15 ngày (mùa mưa) hoặc 30 ngày (mùa nắng) ngâm vôi nông nghiệp – lấy nước trong tạt xuống ao (liều lượng 1 – 3 kg/100 m3 nước tùy cá lớn, nhỏ) để phòng bệnh cho cá.
Bên cạnh đó định kỳ dùng muối (1 – 2 kg/100 m3) nước hay chế phẩm sinh học (hoặc Zeolite) xử lý nước và đáy ao (liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì).
Related news
Cá Tai Tượng hay còn gọi là Tài Phát là một loại cá được ưa chuộng vừa có giá trị kinh tế trong chăn nuôi, giúp rất nhiều gia đình nông dân thoát nghèo, lại vừa là vật phong thủy mang lại tài lộc cho gia chủ.
Cá Tai Tượng Phi Châu, nhiều người còn gọi là cá Heo Lửa hoặc cá heo Phi Châu, có tên khoa học là Astronotus Ocellatus. Ở ngoại quốc, con cá này còn mang nhiều tên khác, như Lobotes Ocellatus (trước năm 1800) sau này là các tên Oscar, hoặc Peacock-Cichild…
Cá Tai Tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá Heo Lửa - Phần 2