Gian nan gìn giữ giống cá quý hiếm
Sinh sản thành công nhiều loại cá quý
Những loài cá xếp vào hàng “ngũ quý hà thủy” như cá anh vũ, cá dầm xanh, cá lăng, cá chiên và cá bỗng, mỗi kg cũng có giá đến cả triệu đồng. Và cũng do có giá trị lớn nên những loài cá này ngoài tự nhiên hiện đang bị khai thác rất mạnh. Chính vì thế, chúng càng trở nên quý và hiếm.
Để phát triển nghề nuôi cá quý hiếm, ngay từ những năm 2002 - 2004 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (Từ Sơn - Bắc Ninh) đã nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus). Đến nay, cá lăng chấm đã trở thành đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao ở nhiều địa phương như Hải Dương, Vĩnh Phúc…
Sau cá lăng chấm là cá anh vũ, loài cá “tiến vua” cũng được Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc (Hải Dương) cho sinh sản nhân tạo thành công. Các mô hình nuôi thử nghiệm cá anh vũ thương phẩm trong ao nước chảy và ao nước tĩnh cũng đã mang lại những thành công nhất định.
Từ những thành công ban đầu, đến nay, nhiều địa phương đã được chuyển giao kỹ thuật và sản xuất giống cá lăng chấm, cá anh vũ thành công như Nam Định, Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ… Ngoài ra, các giống cá chiên, cá bỗng cũng đã được nghiên cứu sinh sản thành công bước đầu ở Yên Bái.
Còn tại ĐBSCL, việc Trung tâm Giống thủy sản An Giang bước đầu cho sinh sản thành công giống cá hô – loài cá quý hiếm ở sông Mê kông không chỉ bảo tồn được loài cá quý này mà còn tạo ra đối tượng nuôi mới hiệu quả cho người dân nơi đây.
Khó khăn còn nhiều
Việc sinh sản thành công nhiều giống cá quý là tin vui đối với người nuôi. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn nhiều khó khăn như tỷ lệ thành thục cá bố mẹ còn thấp (chỉ khoảng 50%), tỷ lệ đạt cá giống còn thấp… Vì vậy, cần nghiên cứu nâng cao tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ trong quá trình nuôi vỗ, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ sống trong quá trình ương.
Bên cạnh đó, hiện nay nghề nuôi cá quý hiếm thương phẩm còn gặp nhiều khó khăn như: đầu tư lớn (nếu nuôi lồng bè); kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh vẫn chưa có, người nuôi chỉ tự tìm hiểu và nuôi theo cách truyền thống là chủ yếu, vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao.
Mặt khác, hiện chưa sản xuất được thức ăn công nghiệp cho các loài cá này, người nuôi phải sử dụng thức ăn tự chế biến, thức ăn tươi sống nên nguy cơ ô nhiễm môi trường và rủi ro về bệnh dịch bệnh là rất lớn.
Tags: giong ca quy hiem, nuoi ca, nuoi trong thuy san
Related news
Để khắc phục những khó khăn và tận dụng được những thuận lợi trong nuôi tôm vụ đông, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giới thiệu cùng bạn đọc TSVN các biện pháp kỹ thuật được áp dụng hình thức và kỹ thuật nuôi hiệu quả.
Từ giữa năm 2014, tình trạng tôm nuôi bị chậm lớn diễn ra tại nhiều vùng nuôi tôm Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể. Tôm chậm lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó cần kể nhiễm vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).
Quy chuẩn này được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản.
Đây là mô hình nuôi tôm mới tại Thái Lan, được phát triển trên cơ sở công nghệ Biofloc; ưu điểm nhất là dùng hạt floc và thức ăn tự nhiên làm thức ăn chính cho tôm nuôi, không dùng thức ăn công nghiệp.
Tại ĐBSCL, cá lóc đầu nhím được nuôi phổ biến, đem lại thu nhập tốt cho người nuôi. Trước tốc độ phát triển nhanh và mạnh của đối tượng này, TSVN chọn giới thiệu quy trình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm hiệu quả.