Giảm hiệu quả chi phí trong nuôi tôm - Phần 2 (Phần cuối)
Hiệu quả
Khoảng cách thời gian giữa các cữ ăn luôn cố định 6 giờ sẽ cung cấp đủ thời gian cho tôm nghỉ ngơi trước khi chuyển sang cữ ăn mới.
Nhờ đó, tôm tiêu hóa lượng dinh dưỡng hấp thu từ thức ăn hiệu quả hơn, đẩy nhanh chu kỳ lột xác và tăng trưởng.
Người nuôi tôm cũng có đủ thời gian để giám sát quá trình cho ăn, tránh sai sót trong việc thiết lập và kiểm tra sàng ăn.
Quá trình kiểm tra định lượng tiêu thụ thức ăn trở nên hiệu quả hơn.
Ngày nay, việc kiểm tra định lượng tiêu thụ thức ăn trên tôm với sàng ăn đang dần đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hệ số FCR trong các hệ thống nuôi thâm canh tại Australia.
Tuy vậy, phương pháp này vẫn yêu cầu sự chú tâm và cẩn thận của người nuôi tôm trong suốt quá trình sản xuất.
Để giảm khả năng sàng ăn bị lệch bởi sự xao nhãng của người nuôi, Công ty Gold Coast Marine đã tối đa khoảng cách giữa các cữ ăn.
Một số hộ nuôi tôm vẫn còn lưỡng lự tăng khối lượng thức ăn cho tôm trong giai đoạn nuôi thương phẩm do lo ngại hiện tượng tôm sú ăn thịt lẫn nhau.
Còn nếu lượng thức ăn giảm, đặc biệt trong chu kỳ lột xác, sẽ dẫn tới việc giảm sinh khối do tôm ăn thịt lẫn nhau.
Bởi vậy, ngày nay nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp quản lý sàng ăn theo cách của Gold Coast Marine để giảm tối đa chi phí nuôi và gia tăng lợi nhuận.
Related news
Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản - Phần 2
Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản - Phần 3 (Phần cuối)
Người nông đã tìm ra giải pháp giảm chi phí, duy trì lợi nhuận bằng cách quản lý tiêu thụ thức ăn mà không ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và năng suất sau