Giảm Bệnh Nghẹt Rễ Cho Ngô Đông

Cây ngô vụ thu đông trồng trên chân đất hai vụ lúa vào tháng 9-10 ở các tỉnh đồng bằng, trung du miền núi phía Bắc nếu lúc trồng gặp thời tiết bất lợi mưa nhiều, đất ướt gí chặt, thiếu dưỡng khí thường bị bệnh nghẹt rễ hại nặng. Bệnh nghẹt rễ làm cây ngô sinh trưởng kém, năng suất, chất lượng cuối vụ bị giảm đáng kể.
Xin giới thiệu kinh nghiệm áp dụng các biện pháp canh tác làm giảm tác hại của bệnh nghẹt rễ cho ngô đông.
Chọn giống ngô thích hợp: Nên chọn các giống ngô có khả năng thích nghi rộng, có tính chống chịu cao với điều kiện thời tiết bất lợi để trồng vào chân đất ướt vụ thu đông như các giống ngô: LVN4; NK66; ĐK 989…
Tra, lấp hạt đúng cách: Nếu đất trồng bị ướt cần lên luống theo hình mui rùa để dễ thoát nước trên bề mặt luống. Với loại đất ướt này thường chỉ trồng chay không được bón lót kịp thời. Không nên ngâm ủ cho hạt nứt nanh mà tra hạt vào thẳng hốc chọc nông 1cm. Dùng một nắm đất bột, bùn ải, đất hun khô đã chuẩn bị trước trộn với phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 1 phần phân với 4-5 phần đất phủ lên hạt ngô dày 2-3cm.
Lúc ngô mọc được 1,5-2 lá thật, kiểm tra thấy mặt luống đã se bớt ướt. Dùng cuốc xới nông mặt luống đồng thời vun nhẹ vào gốc cây cho cây ngô không bị đổ ngã. Hòa đạm, lân, kali với tỷ lệ 1 kg đạm ure + 2kg lân supe + 0,5 kg kali clorua với 100 lít nước tưới vào gốc cho 1 sào Bắc bộ. Sau 5-7 ngày tưới lần 2 với lượng phân khoáng tăng gấp 2 lần so với lần 1. Cần bón thúc sớm tập trung cho ngô lúc có 4-5 lá thật khoảng 70% lượng đạm, bón hết lượng phân lân còn lại và 30% lượng phân kali cách gốc 20-30cm.
Dùng sản phẩm phân bón lá như: Bio-plant; Vườn sinh thái; Humate… phun cho ngô 2 lần lúc ngô có 2-3 lá thật và sau đó 5-7 ngày, phân bón lá cung cấp kịp thời cho cây các loại khoáng đa, trung, vi lượng dễ tiêu giúp cây ngô có đủ chất dinh dưỡng cân đối, sinh trưởng khỏe, bộ rễ phát triển mạnh hạn chế đáng kể bệnh nghẹt rễ sinh lý hại ngô.
Related news

Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.

Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.

Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.

Sâu xám thường hại chủ yếu ở thời kỳ cây còn non. Sâu thường gây hại vào ban đêm. Sâu cắn ngang cây non, sau đó lôi c mồi xuống đất để ăn.

Nguyên nhân lợn bị ngộ độc sắn chủ yếu là do lợn ăn sắn có cả vỏ. Vỏ sắn có chứa nhiều axit xyanhydric (HCN). Chất này rất độc đối với cơ thể vì nó có khả năng tác động làm ngừng hoạt động men peroxydaza. Khi đó Hemoglobin không kết hợp được với oxy và cũng không giải phóng được nhóm cacboxy ra khỏi Hemoglobin nên lượng cacboxy - Hemeglobin (Hb-COO) ngày càng tăng trong máu.