Giải Pháp Xen Canh Lúa - Màu
Trước tình hình người trồng lúa ngày càng gặp nhiều khó khăn do giá lúa bấp bênh, nhiều địa phương ở ĐBSCL đã chủ động phá thế độc canh của cây lúa, trồng xen 1 hoặc 2 vụ màu. Mô hình đang phát huy hiệu quả tốt...
Lãi gấp 2 - 5 lần trồng lúa
Ông Hà Văn Khắn ở ấp Tân Bình Thượng, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp vừa thu hoạch 5 công rau dền cho biết: "Ngay đầu vụ, thương lái đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 32.000 đồng/kg. Với giá này sau khi trừ chi phí, lợi nhuận gần 10 triệu đồng/công, tăng gấp 5 lần so với làm lúa”.
Không ai hiểu rõ hiệu quả từ việc trồng lúa với trồng màu hơn anh Võ Thanh Hưởng, ở ấp Trường Hòa, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Vụ đông xuân năm nay, gia đình anh gieo sạ 6 công ruộng lúa giống OM 5451 cùng 3 công bắp (ngô). Năng suất lúa đạt 900kg/công, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu về được 18 triệu đồng. Còn với 3 công bắp, sau 2 tháng chăm sóc gia đình anh cũng thu được lợi nhuận bằng 6 công lúa, nhưng đầu ra của bắp thuận lợi hơn.
Tỉnh An Giang nằm ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long, nhờ ưu thế đất phù sa ngọt nên cây bắp phát triển mạnh nhất so với các tỉnh trong vùng với trên 4.500ha/năm bắp lai và 4.338ha/năm cây bắp nếp. Nổi bật nhất trong mô hình chuyển đổi luân canh lúa - màu là tỉnh Vĩnh Long. Nhờ địa thế nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và hệ thống kênh, rạch tạo nguồn nước tưới tiêu thuận lợi quanh năm, đất đai ở huyện Bình Tân thích hợp cho cây khoai lang xanh tốt. Năm 2010, diện tích khoai lang Bình Tân có khoảng 4.000ha, đến năm 2012 tăng lên 9.000ha.
Một số tỉnh trong vùng đang hình thành các vùng chuyên canh trồng màu và tạo ra sản phẩm đặc trưng có khả năng cạnh tranh trên thị trường như An Giang có bắp, khoai môn; Sóc Trăng có mía, hành tím, củ cải trắng; Hậu Giang có mía, khóm…
Giải pháp chạy lũ, chạy hạn mặn
Hiện nay, những vùng đất gò cao, đất giồng cát ven biển ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau vào mùa khô báo động khan hiếm nước ngọt, khô hạn và xâm ngập mặn. Giải pháp các tỉnh đang hướng đến là trồng luân canh trên nền đất lúa những giống cây trồng thích nghi, giảm lượng nước tưới phù hợp như các cây họ đậu, mè, rau màu. “Thời gian qua đã có nhiều diện tích lúa vụ 3 bị thiệt hại do khô hạn, xâm nhập mặn khiến cho nông dân “méo mặt”.
Trong khi trồng màu như tụi tôi lại khỏe re”- lão nông Thạch Đen ở Vĩnh Trạch Đông, Bạc Liêu phấn khởi nói. Ông Đen cho biết, trồng màu có thời gian thu hoạch ngắn ngày hơn so với cây lúa, chính vì thế sẽ chủ động được nguồn nước tưới tiêu, tránh được tình trạng xâm nhập của nước mặn vào đồng ruộng.
Theo TS Nguyễn Công Thành (Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam), việc luân canh cây màu trên đất lúa còn góp phần cắt đứt nguồn lây lan của sâu bệnh trên lúa, cải tạo, bồi dưỡng đất, gia tăng năng suất cây lúa vụ sau, giảm sự cạnh tranh của cỏ dại và cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh.
Ở những vùng có lũ thì giải pháp trồng màu để chạy lũ cũng được các địa phương khuyến khích nông dân trồng thay cho cây lúa vụ 3. Xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang là địa phương nhiều năm nay có thế mạnh về cây bắp lai gieo trồng chạy lũ tháng 8, mỗi năm diện tích khoảng 1.500ha, kế đến là cây đậu phộng trên đất pha cát khoảng 200ha ven bờ kênh Bảy Xã, cây mè cũng được vài chục ha.
Mặc dù hiệu quả kinh tế của việc trồng màu xen canh lúa đã thấy rõ, nhưng theo các chuyên gia việc đẩy mạnh phát triển mô hình này chưa được thuận lợi. Nguyên nhân do đầu ra nông dân còn phải tự “bơi”. Để có thể thực sự thay thế 1 vụ lúa bằng 1 vụ màu, đòi hỏi các ngành chức năng cần thực hiện tốt vai trò “cầu nối” giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc xây dựng một hệ thống thu mua và bao tiêu sản phẩm ổn định.
Related news
Một số ngư dân trên sông Vàm Nao vui mừng vì vừa đánh bắt được cá bông lau loại lớn, bình quân mỗi con cân nặng từ 8 - 9kg, bán 320.000 đồng/kg, thu được từ 2,5 – 2,8 triệu đồng/con. Theo ngư dân Trần Văn Chiến (xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới - An Giang), đây là cá nền (cá còn sót lại sau mùa vụ đánh bắt kéo dài trên 4 tháng) nên đa phần cá rất lớn.
Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.
Nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vừa qua, Trung tâm Thủy sản (TTTS) Long An đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cần Đước và Uỷ ban nhân dân xã Tân Chánh, Tân Ân tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại nhà ông Huỳnh Bảo Quốc, xã Tân Ân, huyện Cần Đước.
Đến nay, các huyện vùng Đồng Tháp Mười trong tỉnh Long An đã gieo sạ trên 177.300ha lúa Hè Thu. Hiện nay, dịch bệnh trên lúa đang diễn biến phức tạp, nhất là bệnh rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ,... tập trung chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh.
Giá bán sản phẩm không ổn định, việc tiếp cận về khoa học kỹ thuật, rồi nguồn vốn từ các ngân hàng còn hạn chế… là những vướng mắc mà nông dân Chư Jút vẫn gặp phải. Một trong những nguyên nhân là sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” gồm Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông là rất cần thiết, nhưng trên thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập.