Giá Lúa Tăng Mạnh

Từ sau Tết Nguyên đán cho đến nay, giá lúa, gạo ở ĐBSCL đã tăng mạnh trở lại.
Nhiều nông dân đang thu hoạch lúa đông xuân (ĐX) chính vụ đều tỏ ra rất vui vì lúa trúng mùa, được giá.
Thông tin Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chuẩn bị triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo quyết định của Chính phủ đã có tác động tích cực đến thị trường lúa, gạo ở ĐBSCL.
Cụ thể, mấy ngày qua giá lúa ở các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang… đều tăng từ 250-300 đ/kg. Hiện lúa thơm Jasmine 85 thương lái thu mua tại ruộng từ 4.950 – 5.000đ/kg đối với lúa tươi cắt máy. Lúa hạt dài OM 4900, OM 6976 giá 4.700 - 4.800đ/kg, IR 50404 giá 4.300 – 4.350đ/kg.
Giá lúa tăng, thương lái tích cực đi thu mua đã giúp cho việc tiêu thụ lúa của bà con nông dân khá thuận lợi.
Năm nay, nhiều diện tích lúa ĐX ở Kiên Giang thu hoạch ngay sau tết, năng suất đạt 6-7 tấn/ha.
Ông Đỗ Anh Tuấn, ở ấp 5B, xã Tân An, Tân Hiệp, Kiên Giang cho biết: “Vụ này tôi làm giống Jasmine 85, vài ngày nữa là thu hoạch. Giá lúa tăng đúng vào thời điểm bà con thu hoạch rộ nên ai cũng phấn khởi, đỡ phải lo đầu ra mà thu nhập cũng khá”.
Theo ông Tuấn, phần lớn nông dân trong ấp 5B vụ này đều làm giống Jasmine 85, năng suất đạt khá cao, lại bán có giá nên nông dân ai cũng vui như có thêm cái tết thứ hai vậy.
Nhiều nông dân làm theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL) do Cty CP BVTV An Giang đầu tư, được hỗ trợ về giống, vật tư và bao chứa lúa khi thu hoạch nên khá yên tâm. Giá lúa tăng đúng vào thời điểm thu hoạch nên bà con càng vui hơn.
Trưởng phòng NN-PTNT Tân Hiệp Lê Văn Mạnh cho biết, đến thời điểm này nông dân trong huyện đã thu hoạch được 12.000/36.655 ha lúa ĐX.
Nhiều nơi nông dân ra đồng sớm do lúa chín đúng vào dịp tết. Từ nay đến đầu tháng 3 nông dân trong huyện sẽ thu hoạch rộ.
Việc triển khai thu mua tạm trữ đang tác động tích cực đến thị trường lúa gạo, giúp cho việc giải quyết đầu ra của nông dân khá thuận lợi.
Vụ này, trên địa bàn huyện có khá nhiều Cty ký kết với nông dân thực hiện CĐL như: Cty CP BVTV An Giang, Cty Tân Thành, Cty Phan Minh Kiên Giang… Nhờ đó giúp nông dân an tâm về đầu ra.
Ông Nguyễn Trung Tín, Giám đốc Cty Phan Minh Kiên Giang cho biết, năm nay đơn vị được Sở NN-PTNT Kiên Giang giao chỉ tiêu bao tiêu 2.000 ha lúa trong CĐL cho nông dân huyện Tân Hiệp và Hòn Đất. Tại Tân Hiệp, Cty ký kết hợp đồng với HTX 7A và 7B, mỗi đơn vị 500 ha.
Ngay sau tết, Cty đã triển khai phương tiện đi thu mua lúa cho nông dân, đảm bảo thu hoạch đến đâu thu mua hết đến đó, không để tồn ứ.
Theo ông Tín, chỉ mấy ngày qua giá lúa đã tăng thêm từ 200 – 250 đ/kg, nhất là từ khi có thông tin đầu tháng 3 tới, VFA sẽ triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong vụ ĐX này. Ngay lập tức thị trường đã trở nên sôi động hơn, thương lái đi mua cũng đông hơn so với trước tết.
Theo sở NN-PTNT Kiên Giang, hiện các địa phương đang bước vào thu hoạch rộ lúa ĐX 2014 – 2015. Đến nay toàn tỉnh đả thu hoach được 101.041/305.000 ha, năng suất trung bình ước đạt 6,55 tấn ha.
Một số địa phương năng suất đạt khá cao như: Tân Hiệp, Giồng Riềng 8 tấn/ha, Hòn Đất 7,2 tấn/ha, Giang Thành 7 tấn/ha…
Thị trường đầu ra cũng khá tốt, mấy ngày qua giá lúa, gạo trong tỉnh đều tăng trở lại, giá lúa loại thường từ 5.000 – 5.1000đ/kg, gạo 9.200 – 9.500đ/kg. Giá lúa tăng mạnh trở lại ngay sau khi nông dân bắt tay thu hoạch rộ vụ lúa ĐX chính vụ sau những ngày nghỉ tết là tín hiệu mừng, giúp nhà nông tăng thêm lợi nhuận.
Related news

Ông Nguyễn Văn Cường (xã Lộc Yên, Hương Khê) phấn khởi cho biết: “Nhà tôi trồng gần 400 gốc bưởi nhưng chỉ mới hơn 100 gốc cho thu hoạch. Mùa này chúng tôi thu gần 6.000 quả, tất cả đều được thương lái đặt mua tại vườn với giá 50 ngàn đồng/quả, giá bán lẻ từ 70 – 100 ngàn đồng/quả”.

Ít người nghĩ rằng, giữa một phường sôi động nhiều nhà máy, xí nghiệp, khai thác chế biến các loại khoáng sản phẩm than, đá vôi, nước khoáng như Quang Hanh lại có một người dân làm giàu từ nuôi trồng thuỷ sản. Ông là Ngô Viết Cửu, bà con hay gọi là Cửu “cua”, bởi vì con cua đã giúp ông có được cơ ngơi như ngày hôm nay...

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, do đặc điểm nông nghiệp Việt Nam là khu vực rộng lớn, phân tán, SX bị tác động lớn và trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh và thị trường cộng với việc thông tin thống kê được thu thập qua nhiều cấp nên còn có sự chênh lệch khá lớn giữa báo cáo tiến độ SX với kết quả SX chính thức; chênh lệch giữa sản lượng SX với khối lượng XK và chênh lệch giữa số liệu trong nước với số liệu do các tổ chức quốc tế thẩm định…

Việt Nam tự hào vì có sản lượng cà phê, cao su xuất khẩu đứng trong tốp đầu của thế giới. Trong đó, Đồng Nai là một địa phương xuất khẩu lớn các mặt hàng này. Dù vậy, sau bao nhiêu năm tham gia thị trường, doanh nghiệp và nông dân vẫn không thể chủ động được giá bán.

Ở xã Viên An – huyện Trần Đề (Sóc Trăng), phong trào nuôi bò sữa đang phát triển rầm rộ. Từ năm 2002, xã đã phấn khởi tiếp nhận dự án nuôi bò lai sin từ ngành nông nghiệp, thì những năm gần đây việc nuôi bò sữa đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ.