Giá lợn hơi giảm từng ngày
Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, trong tuần qua, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh này liên tục giảm xuống.
Cụ thể, giá lợn hơi từ mức 47.000 đ/kg đã giảm xuống chỉ còn 44.000-45.000 đ/kg hồi giữa tuần. Thông tin từ một số chủ trang trại nuôi lợn cho thấy đến đầu tuần này, giá lợn hơi tiếp tục giảm xuống chỉ còn 42.000-43.000 đ/kg.
Ông Công cho rằng, giá lợn hơi liên tục giảm nhanh trong những ngày qua, là do trước thực trạng nhiều trang trại vẫn sử dụng chất cấm, người tiêu dùng trở nên cảnh giác, ngại ngần hơn với thịt lợn, chuyển sang sử dụng các loại thịt khác hay ăn thủy sản.
Bằng chứng là ngay sau khi thông tin nhiều trang trại nuôi lợn ở Đồng Nai bị phát hiện sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được đăng tải trên báo chí, giá lợn hơi đã giảm xuống và liên tục giảm tiếp trong những ngày sau đó.
Bên cạnh đó, theo nhận định của một số chủ trang trại ở Đồng Nai, còn có tình trạng thương lái lợi dụng việc người tiêu dùng đang e ngại với thịt lợn để ép giá lợn hơi do các trang trại bán ra.
Một chủ trang trại lớn ở huyện Vĩnh Cửu (xin không nêu tên), bức xúc nói: “Một số thương lái đang lấy cớ thịt lợn trên thị trường đang ế ẩm, rất khó bán vì bị người tiêu dùng tẩy chay để ép giá lợn của nông dân chúng tôi.
Điều đáng nói là việc nhiều trang trại cố tình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, là có sự tiếp tay của chính một số thương lái chỉ coi trọng lợi nhuận mà không màng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Vì chính những thương lái này luôn sẵn sàng trả cao hơn vài giá cho những con lợn siêu nạc nhờ cho ăn chất cấm.
Bây giờ, khi thông tin mười mấy trang trại bị phát hiện có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới cả ngành nuôi lợn, thì lại cũng chính các thương lái luôn coi lợi nhuận là trên hết, đã lợi dụng thông tin đó để ép giá nông dân”.
Trước tình trạng giá lợn hơi giảm liên tục, nhiều chủ trang trại ở Đông Nam bộ đang không khỏi lo lắng giá sẽ còn giảm tiếp. Bởi với giá bán ra chỉ còn ở mức 42.000-43.000 đ/kg như hiện nay, nhiều trang trại đã chỉ còn lợi nhuận rất thấp, thậm chí không có lời.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhiều trang trại hiện có giá thành chăn nuôi lợn ở mức 40.000-42.000 đ/kg, có những trang trại giá thành nuôi lợn còn cao hơn nữa.
Vì vậy, nếu giá lợn hơi tiếp tục giảm xuống vài giá, chắc chắn hàng loạt trang trại nuôi lợn ở Đông Nam bộ sẽ rơi vào tình cảnh thua lỗ.
Ông Nguyễn Trí Công cho biết, ngành nông nghiệp Đồng Nai cùng Hiệp hội Chăn nuôi của tỉnh đang khẩn trương đưa ra các biện pháp chấn chỉnh, nhằm không để tái diễn việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi, qua đó lấy lại niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm thịt lợn. |
Ngoài ra ngành nuôi lợn ở Đông Nam bộ cũng đã bắt đầu ít nhiều chịu sức ép về giá bán từ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Mấy năm trước, thịt lợn nhập khẩu với số lượng còn khá khiêm tốn, dù giá trị nhập năm sau thường tăng nhiều so với năm trước đó.
Năm 2014, cả nước ta nhập 3.811 tấn thịt lợn đông lạnh, một con số khá còn khá khiêm tốn so với sản lượng thịt lợn cả nước là khoảng 4 triệu tấn. Nhưng sang năm nay, nhập khẩu thịt lợn đã tăng khá mạnh.
Trong 5 tháng đầu năm, đã có trên 2.000 tấn thịt lợn đông lạnh được nhập khẩu về Việt Nam, trị giá gần 4 triệu USD. Về lượng tăng 46,6% và giá trị tăng 59,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một doanh nhân trong ngành chăn nuôi Đồng Nai cho biết có những lô hàng thịt lợn nhập khẩu về chào bán với giá rất rẻ khi chưa tới 60.000 đ/kg, trong khi thịt đùi, thịt thăn… lợn ở Việt Nam đang bán lẻ ở các chợ với giá từ trên 80.000 đồng đến khoảng 100.000 đ/kg.
Related news
Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 2.300ha tôm nuôi từ 1 - 2 tháng tuổi bị thiệt hại hoàn toàn, trong đó có trên 2.200ha tôm thẻ chân trắng.
Dịch bệnh, bấp bênh đầu ra, hạn chế áp dụng tiến bộ kỹ thuật do quy mô nhỏ... là những bất cập trong chăn nuôi nông hộ hiện nay. Vì thế, việc Nhà nước hỗ trợ chăn nuôi nông hộ thế nào cho hiệu quả là điều đang được cơ quan chức năng và các địa phương tích cực góp ý.
Với việc triển khai thí điểm ở nhiều địa phương cho thấy, khi tham gia mô hình này, đời sống người trồng lúa có những thay đổi rõ rệt. Ở một số nơi trong tỉnh An Giang, mô hình đang từng bước giúp người nông dân thoát nghèo, vươn lên khấm khá.
Chỉ mới cách đây vài tháng (vào thời điểm cận tết), giá dưa hấu khá cao, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận trung bình khoảng 150 triệu đồng/ha. Thế nhưng hiện nay, người trồng dưa lại lắc đầu ngán ngẩm, chỉ còn biết “lỗ ít hay lỗ nhiều” mà thôi, chứ lời thì không có,…
Đợt này, chi cục đã thả 7.000 cá trắm, 7.000 cá rô phi, 6.400 cá mè hoa, 5.800 cá chép và 5.000 các trê. Được biết, các loài giống thủy sản thả đợt này từ nguồn kinh phí tái tạo thủy sản hàng năm và một số trại giống trên địa bàn tỉnh hỗ trợ.