Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím
Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.
Ông Tuân nói, nhím con nuôi dễ, khoảng 1 năm thì sinh, mỗi năm 2 lứa, lứa đầu được từ 1 - 2 con, từ lứa thứ hai trở đi chúng đẻ 4 - 5 con. nhím 2 tháng tuổi có thể xuất chuồng. Vài năm trước giá chỉ khoảng 3 triệu đồng/cặp, nay đã lên 6 triệu đồng, có khi khan hiếm giống giá lại lên cao gấp 3, 4 lần, nhưng phải đặt cọc trước.
Nhím mẹ (đẻ một lứa) trên 30 triệu đồng/cặp. Do nhu cầu mua giống ngày càng nhiều nên dù giá nhím giống có cao nhưng không đủ bán. Nhím thịt được các chủ quán bao tiêu với giá 250.000 - 300.000 đồng/kg.
Nhím tuy là giống có nguồn gốc hoang dã nhưng rất dễ nuôi, ít bệnh tật. Thức ăn của chúng chỉ là những loại rau củ rẻ tiền như bầu bí, khoai lang, khoai mì, rau cải... chi phí để nuôi một nhím mẹ mỗi ngày chỉ từ 3.000 - 4.000 đồng. Chuồng trại nuôi rất đơn giản (dùng những tấm lưới sắt ghép lại), cất trên nền xi măng.
Mỗi cặp nhím chỉ cần diện tích 1 m2. Nếu vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chúng sẽ khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh. Hiện đàn nhím của ông Tuân đã có hơn 150 cặp bố mẹ, trong đó nhiều con nặng 17 - 18 kg. Riêng con nhím ông nuôi đầu tiên nay đã đẻ trên 40 lứa. Theo kinh nghiệm, nhím nuôi được 1 năm tuổi bắt đầu sinh sản và đẻ liên tục 15 - 20 năm.
Tính trung bình mỗi ngày, một con nhím chỉ ăn hết 3.000 đồng; một năm chỉ hết 1 triệu đồng tiền thức ăn. Một năm chỉ cần có 10 đôi nhím sinh sản có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Chính lợi nhuận thu được cao như vậy nên số người tìm học và nuôi nhím không ngừng tăng. Hiện có nhiều người nuôi, việc nuôi cũng đạt được mục đích “vượt khó làm giàu một cách vững vàng” ở các quận, huyện khác.
Ông Thân Quang Vịnh, 58 tuổi, một nông dân được coi khá thành đạt từ mô hình nuôi nhím, heo rừng tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức. Ông Nguyễn Ngọc Ẩn (ấp Bò Cạp, xã Nhuận Đức, Củ Chi), ông Nguyễn Văn Hiệp (Thủ Đức), chị Nguyễn Thị Thu (Thủ Đức)... thành những người khá giàu từ việc chịu khó tìm học và nuôi nhím thành công. Một số hộ thấy việc nuôi nhím hiệu quả cao “1 vốn 4 lời” nên đầu tư xây dựng trang trại ở TP hoặc các tỉnh.
Theo ông Nguyễn Đình Cương (Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP. HCM), Bộ NN - PTNT và TP khuyến khích các tổ chức, cá nhân gây nuôi và phát triển động vật hoang dã có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt như: heo rừng, nhím, hươu, kỳ đà, nai, trăn, kể cả cá sấu; trừ động vật quý hiếm nuôi nhốt không sinh sản hoặc một số động vật hoang dã đặc biệt như: gấu, hổ, báo, voi... nhưng đều phải đăng ký với chi cục kiểm lâm để dễ kiểm tra xác nhận đủ điều kiện gây nuôi phát triển về diện tích chuồng nuôi, bảo vệ môi trường, thú y... Hiện TP. HCM có 12 cơ sở, 93 cá nhân đăng ký gây nuôi gần 5.000 con, nhưng vẫn còn nhiều cá nhân chưa đăng ký hoặc ngại không đăng ký.
Related news
Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).
Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.
Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.
Chiều 5/8 bỗng dưng hôm cá bơi lờ đờ, sáng hôm sau chết nổi. Chỉ sau 1 đêm, ông đã mất trắng khoảng 60 triệu đồng. 150 con cá mú trọng lượng hơn 1 kg/con nuôi trong bè của chị Nguyễn Thị Ngọc Diệu cũng bị chết đột ngột. Với giá bán hiện tại 260 nghìn đồng/kg cá mú chị Diệu thiệt hại hơn 39 triệu đồng.