Giá gạo Việt Nam lại cao hơn gạo Thái
Cụ thể, ngày 19/10, giá gạo 25% tấm của Việt Nam đã tăng lên ở mức 345-355 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với ngày 15/10, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan vẫn đứng yên.
Vì vậy, gạo 25% tấm của Việt Nam hiện cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan tới 15 USD/tấn.
Cũng trong ngày 19/10, gạo 5% tấm của Việt Nam được giao dịch ở mức 365-375 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với ngày 15/10, trong khi giá giao dịch gạo 100%B của Thái Lan lại giảm xuống.
Do đó, giá giao dịch gạo 5% tấm của Việt Nam đang ngang bằng với giá giao dịch gạo 100%B của và cao hơn giá gạo 5% tấm của Thái Lan (vì ở nước này, gạo 5% tấm thường được định giá thấp hơn gạo 100%B khoảng 15 USD/tấn).
Riêng chủng loại gạo tấm, thì loại 100% tấm của Việt Nam đang có giá giao dịch 305-315 USD/tấn, ngang bằng với gạo A1 Super của Thái Lan.
So với các nước xuất khẩu lớn khác là Ấn Độ và Pakistan, giá gạo Việt Nam cũng đang cao hơn khá nhiều: gạo 5% tấm cao hơn 15 USD/tấn so với gạo Ấn Độ và cao hơn 60 USD/tấn so với gạo Pakistan; gạo 25% tấm cao hơn 15 USD/tấn so với gạo Ấn Độ và 65 USD/tấn so với gạo Pakistan; tấm Việt Nam cao hơn 15 USD/tấn so với tấm Ấn Độ và 30 USD/tấn so với tấm Pakistan.
Như vậy từ sau khi trúng thầu cung ứng 450 ngàn tấn gạo cho Philippines và ký hợp đồng bán 1 triệu tấn gạo cho Indonesia, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng liên tục.
Nhiều doanh nghiệp dự đoán rằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng trong thời gian tới khi mà Indonesia bắt tay vào nhập khẩu gạo.
Related news
Hằng năm, trại giống luôn tổ chức khảo nghiệm và chọn ra những giống lúa tốt, giống mới, có triển vọng để bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa sản xuất của tỉnh Cà Mau, đồng thời phục tráng những giống lúa đã bị thoái hoá nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân trong tỉnh.
Thanh long là loại cây trồng có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có tỉnh Tiền Giang. Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 181 triệu USD, tăng 175 triệu USD so với năm 2003. Tuy vậy, nông dân trồng thanh long không hẳn “dễ thở” hơn trồng các loại cây khác mà vẫn thường xuyên gặp khó khăn vì giá bán không ổn định “lúc lên, lúc xuống”.
Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Hợp tác xã (HTX) Hòa Bình 1, HTX Hòa Bình 2, HTX Hòa Phong và HTX Hòa Phú với quy mô 11.500 m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.
Thông tin này được đưa ra trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2014 được WEF công bố hôm nay (3/9). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Lũ đem đến cho người dân ĐBSCL lượng lớn phù sa cùng nguồn cá, tôm phong phú. Tuy nhiên, cũng chính hành động đánh bắt thủy sản vô tội vạ của con người mà sản vật mùa nước nổi ngày một ít đi…