Giá Gạo Japonica Cao Gấp 3 Lần So Với Gạo Thông Thường
Sáng 5/5, tại Hợp tác xã Nông nghiệp Sịa 1 (huyện Quảng Điền), Trường đại học Nông lâm Huế tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình khảo nghiệm giống lúa lai Japonica (tên gọi khác là “Huế số 1”) có nguồn gốc từ Nhật Bản (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên).
Mô hình được thực hiện trong vụ đông xuân 2013-2014 với diện tích 11 sào. Qua kiểm tra, đánh giá, giống lúa Japonica có nhiều ưu điểm vượt trội so với giống đối chứng (TH5) và nhiều giống thông thường. Thời gian sinh trưởng ngắn chỉ khoảng 87 ngày (vụ đông xuân) và 83 ngày (vụ hè thu); khó đổ ngã, ít sâu bệnh, chống chịu rất tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt... Giá gạo Japonica có thể cao gấp 3 lần so với các loại gạo thông thường.
Công ty CP Canh nông hữu cơ Việt Nam cho biết, sắp đến đơn vị sẽ mở rộng quy mô sản xuất cánh đồng mẫu với giống lúa Japonica, đồng thời thu mua toàn bộ lúa gạo Japonica của bà con nông dân để xuất khẩu.
Related news
Nếu như trước kia, con bò sữa trở thành nguồn thu nhập chính, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân huyện Củ Chi (TPHCM) thì thời gian gần đây, người chăn nuôi bò sữa lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Tìm đến nhà anh Vũ Duy Sơn (thôn Giác Lan, xã Công Hải, Thuận Bắc, Ninh Thuận), chúng tôi không khỏi khâm phục ý chí dám nghĩ, dám làm của người nông dân này.
Thị trường xuất khẩu gia súc sống từ Úc sang Việt Nam đang có sự thay đổi với số lượng gia súc được mua về để vỗ béo tăng lên thay vì mua gia súc để mổ thịt ngay.
Dịch bệnh rình rập, đầu ra bấp bênh, chi phí sản xuất liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm lại thấp... Đó là những gì mà người chăn nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi đang phải gánh chịu từ nhiều năm qua.
Chăm chỉ và quyết tâm, ông Lục Văn Thắng, dân tộc Nùng, thôn Đồng Bưa, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ trâu kết hợp với làm vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.