Giá Gà Tại Trại Chăn Nuôi Giảm Sâu

Sau một thời gian ngắn giá gà công nghiệp tại trại chăn nuôi đạt mức 35.000-36.000 đồng/kg nhưng cả tuần qua, giá giảm mạnh chỉ còn 26.000 đồng/kg
Giá gà công nghiệp tại các trại chăn nuôi ở các tỉnh miền Đông (khu vực chiếm 2/3 sản lượng gà công nghiệp của cả nước), 2 tuần qua còn 26.500 đồng/kg (giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng).
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm miền Đông, cho biết gần như ngày nào giá gà cũng bị giảm, nhiều chủ trại gà hốt hoảng phải bán tháo làm cho giá càng giảm sâu.
Theo các chuyên gia trong ngành chăn nuôi, có 3 nguyên nhân khiến giá gà công nghiệp giảm trong thời gian qua là thời điểm tháng 5 và tháng 6 giá gà tăng cao, lên đến 37.000 - 38.000 đồng/kg nên các công ty và người chăn nuôi ồ ạt tăng đàn.
Riêng thị trường phía Nam, tỉ lệ tăng đàn ước lên đến 10%, từ trung bình 1,5 triệu con/tuần lên 1,7 triệu con. Thời điểm này rơi vào mùa nghỉ hè, thịt gà công nghiệp vốn tiêu thụ phần lớn ở phân khúc bếp ăn trường học, quán cơm. Nguyên nhân khác là do lượng thịt nhập khẩu về tăng đột biến trong tháng 5 và 6, lên đến gần 10.000 tấn thịt gà.
Giá gà tại các trại giảm sâu nhưng giá bán lẻ đến tay người dùng lại không hề giảm, người tiêu dùng vẫn đang phải mua thịt gà công nghiệp ở mức cao từ 50.000-60.000 đồng/kg. Đúng ra giá gà tại trại chăn nuôi giảm 10.000 đồng/kg thì giá bán lẻ phải giảm tương ứng, hoặc ít nhất phải giảm 5.000-6.000 đồng để chia sẻ với người tiêu dùng cũng như người chăn nuôi. Nhưng giá gà trên thị trường vẫn cao, cho thấy khâu trung gian, bán lẻ thịt gà trên thị trường hưởng lãi rất lớn.
Sau một thời gian bán tháo gà do giá giảm mạnh, nguồn cung cấp không còn nhiều nên từ đầu tuần này giá gà công nghiệp đã tăng trở lại lên 30.000-31.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với mức giá trên người nuôi vẫn chưa có lãi, do giá thành chăn nuôi hiện nay lên đến 32.000 đồng/kg. Theo ông Ngọc, với mức giá tăng lên này người nuôi lại đổ xô nuôi gà, tăng đàn dẫn đến dư thừa và điệp khúc rớt giá lại tiếp diễn dẫn đến nợ nần, thua lỗ đối với người chăn nuôi.
Trứng gà từ trang trại chăn nuôi có giá trung bình 1.700 đồng/trứng, cộng với chi phí vận chuyển, làm sạch, đóng gói từ 235-250 đồng. Nhưng khi giá bán đến tay người dùng lên đến 2.500 đồng/trứng, chênh lệch hơn 500 đồng/trứng. Trong khi người chăn nuôi đầu tư hàng tỉ đồng, với thời gian nuôi hơn 6 tháng, chịu lãi suất và nhiều rủi ro thị trường, dịch bệnh nhưng cũng chỉ lãi hơn 100 đồng/trứng. Đó là thời điểm được giá, còn phần lớn thời gian trong năm người nuôi gà đẻ phải bán dưới giá thành.
Được biết 6 tháng đầu năm, người nuôi gà phải chịu lỗ nặng, do giá bán thấp hơn giá thành. Thời điểm này, giá trứng gà tại các trại chăn nuôi chỉ còn 900-1.400 đồng/trứng nhưng giá bán trên thị trường vẫn duy trì ở mức 2.300 đồng/trứng. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7, giá trứng gà tại trại vừa nhích lên 1.800-1.900 đồng/trứng, ngay lập tức thị trường đẩy giá lên khoảng 10%.
Related news

Sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp nhưng chi phí cao đã khiến ngành chăn nuôi dễ bị tổn thương. Theo nhiều chuyên gia, nếu Nhà nước không có hành động quyết liệt thì ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nguy cơ “thua trên sân nhà”.

Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện, thị xã… của Bắc Ninh.

Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.