Giá đường rơi xuống mức thấp kỷ lục, cacao và cao su giảm giá

Tuần trước, tại sàn giao dịch hàng hóa LIFFE (Anh), giá đường trắng giao tháng 10/2015 đã có thời điểm rơi xuống 342,80 USD/tấn, mức thấp nhất trong 5 năm rưỡi, trước khi phục hồi về mức 348,50 USD/tấn trong phiên cuối tuần (7/8), so với mức 354 USD/tấn của một tuần trước đó.
Còn tại sàn NYBOT-ICE (Mỹ), cũng tại phiên 7/8, giá đường thô giao tháng 9/2015 cũng lùi xuống 10,87 xu Mỹ/pound (1 pound=0,454 kg), sau khi có thời điểm giảm xuống 10,64 xu Mỹ/pound, mức thấp nhất trong gần 6 năm rưỡi.
Theo các nhà phân tích của Commerzbank, một trong những lý do đẩy giá đường xuống ngưỡng thấp là do sự yếu đi của đồng real (Brazil) so với đồng USD. Điều này đã thúc đẩy các nhà xuất khẩu Brazil bán ồ ạt đường thô ra thị trường thế giới.
Cũng trong tuần qua, giá các mặt hàng như cacao, càphê, cao su đồng loạt đi xuống, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa và đồng USD tăng giá.
Chốt phiên 7/8, tại sàn LIFFE (Vương quốc Anh), giá cacao giao tháng 12/2015 giảm xuống 2.043 bảng Anh/tấn, so với mức 2.154 bảng Anh/tấn trong phiên cuối tuần trước đó. Còn tại sàn ICE (Mỹ), giá cacao giao tháng 9/2015 giảm xuống 3.028 USD/tấn, so với 3.237 USD/tấn của một tuần trước đó.
Cùng đà đi xuống, giá càphê arabica giao tháng 9/2015 tại sàn ICE (Mỹ) giảm xuống 126,60 xu Mỹ/pound (1 pound=0,454 kg), so với mức chốt cuối tuần trước đó là 127,45 xu/pound. Trong khi đó, tại sàn LIFFE (Anh), giá càphê robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm còn 1.649 USD/tấn, so với mức của một tuần trước đó là 1.667 USD/tấn.
Trên thị trường cao su, mối lo ngại nhu cầu sụt giảm tại Trung Quốc đã đẩy giá mặt hàng này đi xuống. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (7/8) tại thị trường Malaysia, giá cao su SMR20 giảm từ mức 157,05 xu Mỹ/kg của một tuần trước đó xuống 155 xu Mỹ/kg.
Related news

Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.

Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.

Năm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nghề nuôi dê có mặt ở hầu hết các huyện, thị của Tiền Giang, trong đóđối với huyện ven biển huyện Gò Công Đông thì nuôi dê là nghề truyền thống và hiện nay đang phát triển, với tổng đàn là 18.829 (năm 2014), chiếm tỷ lệkhoảng 40% so với tổng đàn dê của tỉnh (47.000 con).

Với mức thuế suất được đưa về 0% khi gia nhập TPP, nhiều sản phẩm chăn nuôi chủ lực của Việt Nam vốn đã trong guồng quay “năng suất thấp, giá thành cao” lại càng thêm thách thức bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho người chăn nuôi trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.