Home / Tin tức / Tin thủy sản

Giá cá tra tăng nhưng không chắc

Giá cá tra tăng nhưng không chắc
Author: Anh Vũ
Publish date: Thursday. June 1st, 2017

Thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5/2017, giá cá tra vẫn ở ngưỡng kỳ vọng của nhiều nông dân nuôi cá. Nguy cơ nhiều diện tích nuôi cá sẽ tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, bài học giá cả tăng giảm của đối tượng nuôi này vẫn chưa cũ.

Giá cá tra đang có dấu hiệu giảm     Ảnh: Duy Khương 

Bấp bênh giá cá

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, giá cá tra bán ra tại thị trường châu Á trong tháng 4 dao động ở mức 3 - 3,2 USD/kg, tăng hơn 30% so đầu năm 2016. Đây được xem là chu kỳ giá tăng kéo dài nhất và có thể tiếp tục đến hết năm 2017.

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá cá tra xuất tại ao liên tục đạt ngưỡng cao 24.000 - 26.000 đồng/kg, thậm chí có giai đoạn lên đến mốc 27.000 đồng/kg. Trung bình mỗi hộ nuôi thu về 500 - 1.200 đồng/kg tiền lãi sau khi trừ hết các chi phí. Những ngày đầu tháng 5, giá cá tra nguyên liệu loại 1 tại nhiều điểm thu mua ở khu vực ĐBSCL đạt mức 28.000 - 30.000 đồng/kg, loại 2 - 3 dao động 24.000 - 26.000 đồng/kg... cao hơn 4.000 - 5.000 đồng/kg so thời điểm đầu năm 2017. Đây là mức giá trong mơ của người nuôi. Tuy nhiên sau đó không lâu, giá cá lại có dấu hiệu giảm.

Khi giá ở mức cao, cùng với những diễn biến bất lợi về thời tiết, nhu cầu nuôi gia tăng đột biến đã đẩy giá cá giống tăng. Tính đến thời điểm đầu tháng 5/2017, giá cá tra giống (size 30 con/kg) ở mức 36.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 13.000 đồng/kg so cuối năm 2016. Tuy nhiên, các hộ nuôi cá tra vẫn dè dặt thả nuôi; lúc giá cá tăng, giá con giống quá cao, còn giờ giá con giống giảm, giá cá cũng hạ nhiệt. Mua cá giống chủ yếu là các doanh nghiệp để cung cấp chuỗi sản xuất.

Rủi ro

Do giá thấp, người nuôi bỏ ao nhiều, nguồn cá nguyên liệu năm nay đã giảm 40 - 50% so năm 2016. Các nhà máy không có nguyên liệu để thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài đã đẩy giá lên cao, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán.

Khó khăn của người nuôi cá là đầu ra bấp bênh, thiếu thông tin; người nuôi chưa liên kết với doanh nghiệp, các tỉnh trọng đểm nuôi cá tra chưa có cơ sở cung cấp con giống… Đặc biệt, việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, thiếu bền vững và giá cao chỉ mang tính nhất thời. Theo VASEP, quý I/2017, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 69,7 triệu USD, tăng 56,8% so cùng kỳ. Từ tháng 2 năm nay, Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, mặc dù giá cá nguyên liệu tăng nhưng người nuôi không nên ồ ạt thả nuôi vì rất dễ xảy ra tình trạng cá quá lứa nằm chờ thương lái. Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang cảnh báo nhờ có thị trường Trung Quốc nên nguồn cá tra nguyên liệu của Việt Nam được tiêu thụ với số lượng lớn. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, cách thức thu mua và giá cả cũng cũng không ổn định. Trước đây, họ sang Việt Nam thu mua ồ ạt với giá cao, được 2 - 3 đợt rồi bặt tăm. Đến gần cả năm sau, họ mới quay lại mua nhưng ép giá do nguồn cung thừa. Nhà nhập khẩu Trung Quốc thường không trực tiếp thu mua cá của dân như doanh nghiệp trong nước mà thông qua thương lái nên mọi thông tin liên quan đều mờ mịt.

>>Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm HTX Nuôi cá tra huyện Châu Phú, tỉnh An Giang: “Nhà nước phải làm tốt được công tác quản lý. Quan trọng nhất lúc này là cần có kế hoạch nuôi trồng, xuất khẩu cá tra một cách bài bản, hạn chế việc nuôi trồng tự phát. Cần xây dựng thương hiệu cho con cá tra. Quy hoạch sản xuất sản phẩm theo vùng, miền…


Related news

Biển được mùa, hải sản được giá Biển được mùa, hải sản được giá

Không chỉ được mùa khai thác, các sản phẩm cũng được giá nên niềm vui của ngư dân như được nhân đôi.

Thursday. June 1st, 2017
Để nuôi tôm thâm canh hiệu quả bền vững Để nuôi tôm thâm canh hiệu quả bền vững

Những năm qua, ngành nuôi tôm nước ta đã phát triển phương thức nuôi tôm thâm canh nên tăng được sản lượng, mở ra khả năng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu

Thursday. June 1st, 2017
Về xứ U Minh xem mô hình trên rừng, dưới sò, “mò” tiền tỷ Về xứ U Minh xem mô hình trên rừng, dưới sò, “mò” tiền tỷ

Cần cù, chịu khó, nhiều hộ dân kiên trì với nghề nuôi sò huyết dưới tán rừng phòng hộ, trên bãi bồi ven biển và họ đã trở thành tỷ phú nức tiếng đất U Minh.

Thursday. June 1st, 2017