Giá Cà-Phê Ở Tây Nguyên Giảm Mạnh

Giá cà-phê nhân xô ở các tỉnh Tây Nguyên đột ngột giảm mạnh, hiện còn 38.300 - 38.500 đồng/kg, giảm tới 1.500 đồng/kg so với cuối tháng 5. Với mức giá như hiện nay, giá cà-phê nhân xô ở Tây Nguyên đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2013 đến nay.
Bà Nguyễn Thị Hằng, chủ một đại lý thu mua cà-phê ở thị xã Gia Nghĩa cho biết: Nguyên nhân giá cà-phê nhân xô trong nuớc giảm mạnh là do giá cà-phê trên thị trường thế giới giảm mạnh kéo giá cà-phê trong nước giảm theo. Cụ thể, tại thị trường Luân Đôn, trong phiên giao dịch tối 12-6, giá cà-phê robusta các kỳ hạn tiếp tục giảm phiên thứ 4. Theo đó, giá giao tháng 7 giảm 51 USD xuống 1.747 USD/tấn. Giá cà-phê robusta sáng nay giao tại cảng TP Hồ Chí Minh cũng đã giảm mạnh tới 75 USD/tấn, còn 1.807 USD/tấn.
Giá cà-phê giảm mạnh khiến cho thị trường mua, bán trên địa bàn tỉnh Đác Nông cũng như các tỉnh Tây Nguyên hôm nay khá trầm lắng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê lo lắng không mua đủ sản lượng cung cấp cho các đối tác nước ngoài đúng như hợp đồng đã ký kết.
Related news

Hai Kiên (Nguyễn Trung Kiên, ngụ ấp Hải An, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) được nhiều người dân địa phương và các vùng lân cận biết đến bởi sáng kiến: “Nuôi dưỡng cua ít gạch, cua óp và cua y mềm thành cua gạch, bán giá cao”

Hiện nay, nhiều người lo ngại việc dịch tai xanh đang diễn biến khó lường và nguy cơ lây lan cao ở các tỉnh phía Bắc có thể dịch sẽ tiếp tục tấn công các tỉnh miền Trung và phía Nam.

Ngày 22.6, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết giá cá tra đang giảm mạnh. Hiện thương lái mua cá tra tại ĐBSCL với giá 18.000 đồng/kg.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) năm tháng đầu năm cả nước khai thác được 1.051 nghìn tấn thủy sản, tăng 3% và nuôi trồng đạt 1.016 nghìn tấn, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Quan trọng hơn, nhờ sản lượng tăng đã góp phần đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2011.

Từ đầu năm 2010, FrieslandCampina Việt Nam (Liên doanh giữa Công ty Friesland Hà Lan với Tổng công ty Xuất nhập khẩu Bình Dương) triển khai Hệ thống quản lý rủi ro về chất lượng (Quality Risk Management System) nhằm hoàn tất hệ thống đảm bảo chất lượng của công ty từ nông trại đến bàn ăn