Giá Cá Điêu Hồng Đã Về Ngưỡng Hòa Vốn
Trong 2 tháng qua, sản lượng cá điêu hồng nuôi bè tới lứa thu hoạch khá lớn nên giá cá liên tục tuột giảm. Hiện nay, thương lái tới tận bè thu mua với giá 33.000 - 34.000 đồng/kg, giảm hơn 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 7/2013. Với giá bán cá hiện nay, người nuôi đang ở ngưỡng hòa vốn và có nguy cơ thua lỗ nếu giá cá tiếp tục tuột giảm.
Ông Đặng Quang Thăng, một trong những đại gia nuôi cá điêu hồng trên bè đầu tiên ở xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, mấy ngày nay cá điêu hồng chỉ được thương lái thu mua với giá 33.000 đồng/kg nếu bắt bằng ghe đục và 34.000 đồng/kg nếu bắt cá oxy (cá sống đựng trong bao nilông bơm ôxy), tính ra giá cá đã giảm tới 10.000 - 11.000 đồng/kg so với cuối tháng 7.
Việc tiêu thụ cá điêu hồng không được thuận lợi như mấy tháng trước do những bè thả giống lúc cá trên dưới 40.000 đồng/kg hồi đầu năm giờ tới lứa thu hoạch đồng loạt. Số lượng thương lái thu mua cá điêu hồng không nhiều, trong khi thương lái bắt cá của một chủ bè chưa xong, chủ bè khác kêu bán cá khiến cá bị ứ đọng, dẫn đến giá cá liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây.
Theo nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng ở xã Thới Sơn (TP. Mỹ Tho), giá thành nuôi cá tăng lên tới 33.000 đồng/kg, tăng gần 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do giá thức ăn thủy sản tăng cao, nhưng chất lượng giảm khiến hệ số thức ăn nuôi cá hiện lên tới 2,1 (cần 2,1kg thức ăn tạo ra 1 kg cá) thay vì 1,7 - 1,8 như những năm trước. Bên cạnh đó, chất lượng con giống thấp, dịch bệnh nhiều dẫn đến tỷ lệ hao hụt cá giống cao.
Do đó với giá bán cá điêu hồng hiện nay, người nuôi cá điêu hồng ở Tiền Giang đang ở mức hòa vốn hay chỉ có lời 5 - 7 triệu đồng/bè 100 m3 sau 6-7 tháng nuôi cá. Nếu giá cá tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới, người nuôi cá sẽ rơi vào cảnh lỗ. "Nghề nuôi cá điêu hồng này nó vậy đó chú ơi, lúc cá ít, giá cao ngất ngưởng được vài tháng. Khi đó, nông dân ào ào thả giống rồi đến lúc thu hoạch đồng loạt, giá cá giảm trở lại", một nông dân nuôi cá ở phường Tân Long, TP. Mỹ Tho nói.
Giá cá điêu hồng nuôi bè ở những địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn rẻ hơn so với giá cá ở Tiền Giang vì xa TP. Hồ Chí Minh. Ông Trần Thanh Hiền, thương lái thu mua cá điêu hồng ở phường 6, TP. Mỹ Tho cho biết, giá cá ở Đồng Tháp hiện nay chỉ được thu mua với giá 31.000 đồng/kg, thấp hơn tới 2.000 đồng/kg so với ở tỉnh ta do chi phí vận chuyển cá từ Đồng Tháp về chợ đầu mối thủy sản Bình Điền (TP. Hồ Chí Minh) để phân phối cho người tiêu dùng ở các tỉnh thành khác cao hơn so với Tiền Giang.
Ông Nguyễn Văn Cảnh, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy cho biết, mặc dù giá cá điêu hồng nằm ở mức cao từ đầu năm 2013 đến nay, nhưng chỉ một số chủ bè có cá thu hoạch và có lãi. Nhiều chủ bè do thua lỗ trong những vụ cá trước phải ngừng nuôi hay nuôi cầm chừng cuối năm 2012, đầu năm 2013 nên khi giá cá cao không có cá bán. Tới khi thả nuôi trở lại và thu hoạch, lượng cá làng bè đã nhiều trở lại khiến cung lớn hơn cầu, giá cá thấp và tiếp tục thua lỗ.
"Chắc phải hơn 5 tháng nữa giá cá điêu hồng mới có khả năng tăng trở lại khi lượng cá tới lứa thu hoạch giảm. Thời gian tới, giá cá có thể ổn định ở mức này hoặc giảm thêm chút ít do cá đang còn nhiều" - ông Cảnh dự báo.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, từ đầu năm đến nay, nông dân nuôi cá bè Tiền Giang đã thả 23,9 triệu giống trên 1.239 bè; thu hoạch 1.161 bè với sản lượng 6.525 tấn. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.002 bè đang nuôi trong tổng số 1.279 bè đang neo đậu.
Related news
Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.
“Nông dân cần kịp thời được tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống mới. Thu hoạch cách nhau mấy ngày mà chênh lệch đến mấy triệu đồng... Sống nhờ vườn mà nghề vườn bấp bênh, rủi ro quá, nhiều người đã bỏ đất đi làm thuê làm mướn”, anh Nghĩa nói vậy. Bản thân anh cũng đang hợp đồng với ngành du lịch Vĩnh Long chạy đò chở khách để kiếm thêm phụ vợ nuôi bầy con.
Với giá trị kinh tế nổi bật, cây cam đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong. (Gia đình anh Cao Xuân Quỳnh, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Hòa Bình) thoát nghèo vơn lên làm giàu nhờ cây cam).
Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.
Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây hồng xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay hồng xiêm đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây hồng xiêm. Tới đây, diện tích trồng hồng xiêm của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định