Gặp vị thủ lĩnh hội không chém gió suông
Không “chém gió” suông
Vốn xuất thân từ con nhà nông quen “miệng nói tay làm”, dù là Chủ tịch Hội ND xã, ông Mạnh cũng không ngừng tìm kiếm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ các hội viên, nông dân. Bằng kinh nghiệm hơn 20 năm chăn nuôi, ông Mạnh là người ham học hỏi, đưa về trang trại của gia đình những vật nuôi có khả năng làm giàu.
Đã là cán bộ ở nông thôn thì nhất quyết anh phải nói được, làm được. Anh phải làm hiệu quả. Muốn làm hiệu quả, anh phải không ngừng tìm tòi, học hỏi. Có kiến thức, kỹ năng mình nói bà con mới tin và nghe theo…”.
Ông Đặng Hữu Mạnh - Chủ tịch Hội ND xã Quang Lãng
Ông Mạnh chia sẻ: “Để không phụ sự tín nhiệm của người dân, tôi tiên phong làm trước. Từ kết quả đạt được, tôi sẽ nhân rộng cách làm cho mọi người. Chỉ thấy hiệu quả bà con mới làm, chỉ nói suông thôi chẳng mấy ai tin, họ bảo mình “chém gió” suông. Điều kiện thuận lợi của địa phương là đất đai rộng, nông nghiệp phát triển, lợi thế về nguồn lương thực và thức ăn tự nhiên nên phát triển chăn nuôi là hoàn toàn hợp lý”.
Năm 1994, với trang trại rộng gần 5.000m2, ông Mạnh bắt tay nuôi gà công nghiệp, sau một thời gian gây dựng, đàn gà cho ông thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều trang trại khác đều học tập cùng chăn nuôi gà. Chỉ sau vài năm, xã Quang Lãng tấp nập xe ô tô về thu mua gà thương phẩm, kinh tế của người dân dần được nâng lên.
Ông Mạnh luôn muốn chăn nuôi các loài khác lạ, làm giàu theo cách mới. Ông dành một nửa trang trại để đầu tư mô hình chăn nuôi rắn. Với đàn rắn hơn 500 con giống các loại mua và học kinh nghiệm từ Vĩnh Phúc, chỉ một năm sau ông thu lãi gần 150 triệu đồng/năm. Mô hình chăn nuôi rắn của gia đình ông Mạnh hiện lớn nhất trong xã. Đã có lớp dạy nghề tại địa phương chọn mô hình rắn của gia đình ông để tham quan và học cách phòng trị bệnh cho rắn. Sau mô hình của ông Mạnh, nhiều nông dân trong địa phương cũng bắt đầu thử nghiệm nuôi rắn để tăng thêm thu nhập.
Không dừng lại ở rắn, khi xem trên báo Nông Thôn Ngày Nay thấy có mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo ở Hưng Yên cho hiệu quả kinh tế cao, ông lặn lội đến tận trang trại để thăm quan, học tập, chọn lựa con giống nuôi thử nghiệm. Đến nay, trang trại của gia đình ông đã có trên 400 con gà Đông Tảo. Bên cạnh đó, ông còn nuôi gần 300 con lợn thịt/lứa, hơn 200 cặp rắn bố mẹ, 1 ao nuôi cá. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Mạnh lãi ròng hơn 200 triệu đồng.
Làm trước, hướng dẫn sau
Từ thực tế gia đình, ông Mạnh thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi với hội viên, nông dân. Khi nuôi gà, rắn thành công, ông hướng dẫn nhiều hộ khác cùng làm. Từ đó, Quang Lãng ngày càng xuất hiện nhiều hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, tạo thêm nhiều việc làm (hơn 200 trang trại các loại, mỗi trang trại cho thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm).
Ông Mạnh luôn tìm tòi trong sách báo, tới các mô hình thành công, tìm cán bộ, chuyên gia kỹ thuật; ông lăn xả vào thực tế sản xuất rồi qua đó tự đúc rút kinh nghiệm chăn nuôi, phổ biến cho mọi người. Ông Mạnh bày tỏ: “Tôi mong muốn việc đào tạo nghề cho bà con phải được tổ chức bài bản, học đi đôi với thực hành. Hội ND xã đang khuyến khích các trang trại lớn liên kết với nhau thì sản xuất mới bền vững được…
Related news
Đến nay toàn huyện có trên 2.400 ha sơn tra, trên 300 ha đã cho thu hái với sản lượng 300 - 500 tấn/năm, thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Cây sơn tra tập trung nhiều ở xã Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Làng Nhì…
Thời gian qua, không ít nông dân Hậu Giang đã sử dụng chế phẩm sinh học nấm xanh để phòng trừ dịch hại cho đồng ruộng. Đây vừa là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.
Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững.