Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gạo Krông Nô Và Triển Vọng Về Một Thương Hiệu

Gạo Krông Nô Và Triển Vọng Về Một Thương Hiệu
Publish date: Thursday. February 27th, 2014

Những năm gần đây, trên thị trường lương thực trong tỉnh, nhiều người tiêu dùng biết và tìm mua gạo của huyện Krông Nô; bởi sản phẩm này có ưu điểm như hạt nhỏ, cơm dẻo, hương thơm, vị đậm…

Từ mô hình cánh đồng mẫu lúa nước

Gạo Krông Nô chính là thành quả của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Krông Nô khi đưa 2 giống lúa mới là RVT và VS1 vào gieo trồng tại xã Buôn Choáh từ cuối năm 2012.

Theo ông Võ Hoàng Phú, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện thì trước đây, bà con trên địa bàn thường có thói quen canh tác theo tập quán cũ, mạnh ai nấy sạ, gieo giống gì tùy ý, lượng giống gieo dày, bón phân và xịt thuốc tùy tiện… Vì vậy, chi phí đầu tư ban đầu cho ruộng lúa rất cao, nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp.

Đặc biệt, chất lượng lúa sau khi thu hoạch lại không đảm bảo, trong khi môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan cho cây trồng… Tuy nhiên, từ khi triển khai gieo trồng giống lúa mới này, được cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn, tư vấn và giám sát các khâu sản xuất lúa thì hiệu quả mang lại thật rõ rệt.

Theo đó, từ tỷ lệ giống gieo sạ trên một diện tích đất đến việc bón phân đúng liều lượng và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…đã được hướng dẫn cho bà con một cách tỉ mỉ. Bà con còn được tư vấn về cách làm đất, ngâm ủ giống, xử lý giống trước khi gieo và đồng loạt gieo sạ cùng một lúc, theo đúng quy trình của cánh đồng mẫu.

Chỉ cần một cây lúa có biểu hiện khác thường là các cán bộ đã kịp thời hướng dẫn bà con khắc phục ngay. Hiện nay, diện tích 2 giống lúa mới RVT và VS1 ở Buôn Choáh đã lên đến  200 ha; năng suất trung bình từ 8-9 tấn/ha.

Tiến tới xây dựng thương hiệu

Gạo Krông Nô không chỉ được sản xuất theo đúng quy trình về đảm bảo chất lượng, mà việc chế biến cũng được người dân tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện như: không sử dụng công nghệ chà bóng, không có chất bảo quản.

Anh Ngô Văn Quý, ở xã Buôn Choáh cho biết: “Lúa sau khi thu hoạch được bà con đưa đi xay xát tại các cơ sở xay xát trên địa bàn. Sau đó, gạo được đóng bao từ 5-50 kg và bán lại cho các thương lái, với giá từ 12.000-14.000 đồng/kg. Mặc dù chất lượng gạo được đánh giá cao, nhưng hiện nay, đầu ra của sản phẩm lại chưa được sâu rộng.

Thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu là ở huyện Krông Nô và một số vùng lân cận của tỉnh Đắk Lắk thông qua thương lái hoặc truyền miệng, chứ chưa hình thành các đại lý để cung ứng gạo tập trung. Vì vậy, giá gạo vẫn còn thấp hơn so với những sản phẩm gạo khác trên thị trường.

Nhiều khi thương lái mua về còn trộn lẫn với những loại gạo khác để bán dưới một thương hiệu khác, gây thiệt thòi cho nông dân. Do đó, hiện tại, bà con cũng đang rất mong muốn sản phẩm sớm có thương hiệu để đầu ra và giá thành luôn được ổn định, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho mặt hàng gạo”.

Qua tìm hiểu được biết, hiện tại, địa phương cũng đang xúc tiến các hoạt động nhằm tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Krông Nô. Theo đó, trên địa bàn xã Buôn Choáh đã hình thành một Tổ sản xuất lúa có nhiệm vụ hỗ trợ “đầu vào” và “đầu ra” cho bà con, tránh tình trạng sản xuất lộn xộn và ép giá của tư thương.

Cụ thể là Tổ sản xuất vừa đưa các giống, vật tư nông nghiệp có chất lượng tới tận tay người dân, vừa thu mua lúa gạo cho bà con theo đúng giá thị trường. Ngoài ra, địa phương cũng đã đem sản phẩm gạo đi trưng bày, triển lãm tại các cuộc hội thảo, hội chợ… được tổ chức trong tỉnh, để vừa tham khảo ý kiến người tiêu dùng, vừa mang tính chất quảng bá.

Kết quả cũng đã cho thấy, chất lượng gạo đang được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Nhiều đại lý gạo trên địa bàn tỉnh cũng đã ngỏ ý được hợp tác để cung ứng gạo cho thị trường. Đây cũng là những tín hiệu vui giúp cho thương hiệu “Gạo Krông Nô” mau chóng được xây dựng để giúp bà con phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.


Related news

Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp Triển Vọng Mới Từ Máy Thu Hoạch Bắp Liên Hợp

Xuất phát từ thực tế đó, vừa qua, sáng kiến mới về chiếc máy thu hoạch bắp - lúa của Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp Phan Tấn (Địa chỉ: xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) ra đời mở ra một triển vọng mới cho việc phát triển trồng bắp lai theo hướng công nghiệp.

Tuesday. November 4th, 2014
Hiệu Quả Từ Trồng Tỏi, Hành Hiệu Quả Từ Trồng Tỏi, Hành

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.

Tuesday. November 4th, 2014
Phụng Hiệp (Hậu Giang) Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung Phụng Hiệp (Hậu Giang) Triển Vọng Mô Hình Bơm Nước Tập Trung

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuesday. November 4th, 2014
Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Thu Nhập 48 Triệu Đồng/ha Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Thu Nhập 48 Triệu Đồng/ha

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.

Tuesday. November 4th, 2014
Phát Triển Cây Bắp Lai Chịu Hạn Nhiều Ưu Điểm Phát Triển Cây Bắp Lai Chịu Hạn Nhiều Ưu Điểm

Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.

Tuesday. November 4th, 2014