Gà Ta Minh Dư
Trước xu thế người tiêu dùng ngày càng khoái khẩu món gà ta, hầu hết các trang trại nuôi thương phẩm đều chọn giống gà này để SX. Theo đó, các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm cũng đang đẩy mạnh SX giống gà ta để cung ứng cho thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, giống gà ta Minh Dư vẫn là lựa chọn số 1.
Hội tụ nhiều ưu điểm
Đối với người tiêu dùng, khi thưởng thức món gà ta, yêu cầu cốt yếu của họ là về chất lượng thịt. Không chỉ vậy, người tiêu dùng ở vùng này thì lại khoái xơi những con gà có sắc lông, mồng mào như thế này; người tiêu dùng ở miền khác thì lại khoái nhậu những con gà có sắc lông và mồng mào như thế khác.
Do đó, để đáp ứng triệt để thị hiếu người tiêu dùng của mọi vùng miền trên cả nước, Cty TNHH Giống gia cầm Minh Dư, đóng trên địa bàn thôn Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa (Tuy Phước, Bình Định) đã đầu tư rất sâu về lĩnh vực này.
Ông Lê Văn Dư, Giám đốc Cty Minh Dư cho biết: “Tính đến nay, tôi đã có gần 25 năm nghiên cứu, tuyển chọn ra giống gà bố mẹ gồm những giống gà tốt, hội đủ những ưu điểm như: Có phẩm chất thịt ngon nhất, ít ấp mắn đẻ, có độ đồng đều cao, màu lông tương đối đồng nhất, ăn ít nhưng mức tăng trọng cao.
Bên cạnh đó, tôi cũng đã bỏ rất nhiều thời gian đi đến nhiều vùng đất khác nhau trên cả nước để nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng của từng vùng miền. Sau đó, đích thân tôi lai tạo ra những giống gà khác nhau từ sắc lông đến mồng, mào, tích phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng từng vùng miền để cung ứng cho các trang trại chăn nuôi gà thương phẩm ở đó”.
Không chỉ vậy, nhờ công tác chọn tạo tốt, cộng với quy trình chăn nuôi gà bố mẹ trong môi trường sạch bệnh nên giống gà ta Minh Dư có sức đề kháng cao, dẫn tới tỷ lệ nuôi sống cao, ít dịch bệnh nên người chăn nuôi rất hít.
Hiện nay, giống gà ta Minh Dư có mặt trên khắp cả nước, hầu hết các trang trại chăn nuôi gà ta thương phẩm “có cỡ” đều chọn giống được SX tại Cty Minh Dư để SX. “Hiện nay, năng lực SX của Cty đã tăng đến 30.000 - 40.000 con/ngày nhưng vẫn không đủ gà giống để cung ứng cho thị trường cả nước”, ông Dư cho biết.
Liên tục nâng quy mô SX
Trong 23 năm qua, quy mô SX của Cy Minh Dư đã không ngừng được nâng tầm. Nếu như vào năm 1990, trang trại gà giống của Cty Minh Dư còn ấp gà theo phương pháp thủ công bằng những chiếc đèn dầu thì đến năm 1995 đã tiến đến ấp bằng máy công nghiệp nhập từ nước ngoài; từ máy công suất nhỏ tiến lên máy công suất lớn.
Năm 2000, Giám đốc Lê Văn Dư lại đích thân sang Hà Lan khảo sát và quyết định nhập về 1 loạt máy ấp và máy nở hiện đại hiệu Parefon, đồng thời nâng cấp chuồng trại với tổng kinh phí lên đến gần ba chục tỷ đồng.
Đến năm 2010, nhà máy ấp trứng của Cty Minh Dư đã sở hữu đến vài chục chiếc máy ấp gồm 3 loại, có công suất từ nhỏ đến lớn: loại thấp nhất ấp được 19.200 quả trứng/lượt, loại trung bình ấp 38.000 quả/lượt và loại cao nhất ấp được 57.600 quả/lượt cùng 6 máy nở có cùng công suất 19.200 quả/lượt.
Tại thời điểm ấy, đàn gà bố mẹ của Cty Minh Dư mới chỉ có 70.000 con, tổng diện tích trang trại chỉ rộng có 7 héc ta nhưng đã được xem là trang trại SX giống gà ta lớn nhất miền Trung.
Còn bây giờ, cơ sở SX của Cty Minh Dư đã “thay da đổi thịt” hoàn toàn, từ cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi đến trang thiết bị cho nhà máy ấp trứng. Dây chuyền SX khép kín đồng bộ từ chăn nuôi gà bố mẹ đến SX con giống với 100 máy ấp hiện đại được nhập từ nước ngoài. Cty cũng mở rộng thêm nhiều cơ sở chăn nuôi với tổng diện tích trên 70 héc ta.
“Trong khu chăn nuôi bằng chuồng kín mọi thứ đều tự động, từ thiết bị cho gà ăn, uống đến hệ thống chiếu sáng, điều khiển ẩm độ, nhiệt độ. Nâng tầm quy mô SX là yếu tố tiên quyết để ngày càng nâng cao chất lượng con giống”, ông Dư cho biết thêm.
Nông dân Nguyễn Văn Thìn ở xã Mỹ An (Phù Mỹ, Bình Định) vượt gần 100 cây số vào đến Cty Minh Dư đặt mua gà giống, cho biết: “Tôi nuôi gà ta đã nhiều năm nay, mỗi lứa nuôi từ 1.000 - 2.000 con, đều lấy giống từ Cty Minh Dư. Tôi mê giống gà ta ở đây bởi tỷ lệ hao hụt rất ít, cùng 1 chế độ ăn và cùng thời gian nuôi nhưng trọng lượng xuất chuồng của giống gà ở đây luôn tăng cao hơn 4 - 5 lạng/con so với giống khác. Chúng rất khỏe, ít dịch bệnh, khi bán lại giá cao".
Giống gà ta Minh Dư không chỉ được người chăn nuôi trong nước ưa chuộng mà còn đang được các cơ sở chăn nuôi gia cầm một số nước trong khu vực để mắt đến. Trong thời gian gần đây, nghe đến thương hiệu của giống gà ta Minh Dư, một số cơ sở chăn nuôi ở Lào mua giống này thông qua các đại lý để về nuôi thử.
Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, cuối năm 2013, đại diện 1 Cty chuyên chăn nuôi gà lớn nhất nước Lào sang đến Cty Minh Dư để đặt vấn đề hợp tác làm ăn và mời Giám đốc Lê Văn Dư sang Lào để tham quan cơ sở chăn nuôi của họ.
Sau đó họ đặt vấn đề mua giống gà ta của Cty Minh Dư và yêu cầu cung ứng ngay số lượng giống khá lớn. Tuy nhiên, do hiện nay năng lực SX của Cty Minh Dư chỉ mới đáp ứng đủ cho thị trường trong nước, chưa đủ cung ứng theo yêu cầu của đối tác nên Cty tiếp tục nâng cao quy mô SX để sang năm 2014 có gà giống xuất đi Lào.
“Cty đang lắp đặt thêm 1 nhà máy ấp trứng, để sang năm 2014 năng lực SX của chúng tôi sẽ tăng từ 30.000 - 40.000 con hiện nay lên đến 100.000 - 120.000 con/ngày. Lúc đó sẽ đủ hàng cung ứng cho Cty bạn ở Lào”, ông Dư cho biết.
Related news
Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.
Giữa Bộ NN-PTNT và Cục Hàng không (Bộ GT-VT) hiện đang có hai cách nói khác nhau về con cá tầm lưu thông ùn ùn trên thị trường. Trong khi Bộ NN-PTNT khẳng định, cá tầm nuôi ở trong nước chỉ đủ tiêu thụ tại xung quanh khu vực nuôi, cá nuôi ở miền Trung, Tây Nguyên còn nhiều hơn miền Bắc thì cá từ ngoài Bắc lại đang “chở bằng máy bay” ồ ạt vào miền Nam tiêu thụ, rõ ràng là cá tầm lậu. Song Cục Hàng không lại có nhận định khác.
Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.
Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.