FrieslandCampina Việt Nam tiếp tục trao tặng bò cho các hộ nông dân tại tỉnh Long An

Đây là năm thứ 4 liên tiếp FrieslandCampina Việt Nam tham gia dự án “Ngân hàng Bò” – dự án giúp người dân thoát nghèo do Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam sáng lập - với mong muốn tiếp sức và trợ giúp cho các hộ nông dân nghèo tại những xã, huyện trên cả nước, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế địa phương, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.
Và đến nay, FrieslandCampina Việt Nam đã đóng góp gần 2,5 tỷ đồng cho dự án này.
Trong chuyến trao bò lần này tại Long An có sự tham gia của PCT Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam Trần Thị Hồng An và Á hậu Đặng Thị Lệ Hằng.
Trước đó, vào ngày 19/9/2015, công ty cũng đã trao tặng 10 con bò để hỗ trợ cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Địa Linh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn.
Ông Trương Văn Toàn - Đại diện FrieslandCampina Việt Nam trao tặng 50 con bò cho Đại diện Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam Bà Trần Thị Hồng An – PCT TW Hội Chữ thập đỏ VN; đồng hành cùng hoạt động có Á hậu Đặng Thị Lệ Hằng.
Với phương châm “Trao cần câu, thay vì cho con cá”, FrieslandCampina Việt Nam trao tặng mỗi hộ gia đình nghèo tham gia dự án “Ngân hàng Bò” một con bò sinh sản trị giá 10 triệu đồng.
Trong trường hợp bò giống đẻ lứa đầu là bê cái, hộ gia đình sẽ tiếp tục nuôi từ 6 đến 12 tháng tuổi, sau đó, bàn giao lại cho Hội Chữ Thập Đỏ để chuyển giao bê cái này cho hộ nghèo khác.
Sau khi hoàn thành quá trình này, hộ gia đình nghèo đầu tiên sẽ được sở hữu hoàn toàn bò giống để tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi hộ gia đình.
Cùng với quá trình này, dự án cũng cung cấp kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi đạt hiệu quả cao; giúp các hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và thúc đẩy tinh thần tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng.
Điểm thành công của dự án mang tính phát triển bền vững này trong giai đoạn vừa qua đã góp phần cải thiện cuộc sống của hơn 7.000 hộ gia đình nghèo trên cả nước.
Đồng thời, dự án cũng trực tiếp hỗ trợ thêm gần 1.000 hộ nghèo khác thông qua việc chuyển giao tiếp gần 1.000 con bê sinh sản.
Theo chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong chương trình Tổng kết kết quả Dự án 2013 thì: “Ngân hàng bò là một ngân hàng rất đặc biệt hỗ trợ cộng đồng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống bền vững – ngân hàng của lòng nhân ái, thấm đẫm các giá trị nhân đạo và có tính nhân văn sâu sắc.”
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình “Ngân hàng Bò” đã trở thành một chương trình mang tính cộng đồng có ý nghĩa to lớn đối với bà con nông dân và các hộ nghèo nói chung cũng như xác lập thêm giá trị cho những mục tiêu cao cả vì sự phát triển chung của toàn xã hội.
Và để ghi nhận cho việc tham gia dự án trong những ngày đầu thành lập cũng như có nhiều hoạt động thiết thực trong cải thiện cuộc sống của các hộ nông dân nghèo, FrieslandCampina Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen dành cho doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc xây dựng nộng thôn mới trong tháng 7 vừa qua.
Related news

Cá tra là đối tượng được nuôi phổ biến ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu đã có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua, đóng góp lớn trong tỷ trọng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.

Trong 5 năm qua (2008 - 2013), sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn thành phố Hải Phòng đạt bình quân 49.789 tấn, tăng bình quân 4,53%/năm. Sản xuất giống thủy sản của thành phố phát triển mạnh, cung ứng cho nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực. Hằng năm, Hải Phòng sản xuất hơn 1 tỷ con giống thủy sản, trong đó, có nhiều giống thủy sản có giá trị, chất lượng cao như cua biển, tôm rảo, tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi đơn tính, cá Giò, cá Song.

Hội LHPN thị trấn Đạm Ri (Đạ Huoai, Lâm Đồng) là 1 trong 3 tập thể được Hội Phụ nữ Lâm Đồng biểu dương về điển hình tập thể làm kinh tế giỏi. Nét độc đáo của mô hình này là sự thử nghiệm thành công của những người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, trồng chè dưới tán điều đã mang lại thành công ngoài mong đợi.

Một số người cho rằng nhiều đất và nhiều vốn mới có thể làm giàu. Song ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai), có những nông dân ít đất, ít vốn nhưng nhờ nắm vững kỹ thuật trồng rau, họ vẫn trở nên khá giả.

Vụ 3 năm nay, anh Văng Hữu Sản (ngụ ấp Khánh Hưng, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) chuyển đổi đất lúa sang trồng sen lấy gương xen canh nhiều mô hình nuôi trồng khác cho thu nhập rất khả quan.