Được hội vẽ đường, hội viên thoát khổ

Thúc đẩy các mô hình sản xuất hiệu quả
Thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt do Hội ND trực tiếp hoặc phối hợp tổ chức, nhiều địa phương đã hình thành vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh, thúc đẩy xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
Từ đó, việc thực hiện mô hình chi hội không còn hội viên nghèo ngày càng rõ nét.
Ông Lê Văn Ngon (ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú) khấm khá nhờ trồng gừng thương phẩm.
Hộ ông Lê Văn Tư ở ấp Đắc Thế, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, từng là hộ nghèo.
Từ khi tham gia Hội ND, được hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà thả vườn, thấy nhu cầu của bà con ở địa phương rất cần con giống, ông chuyển sang nuôi gà đẻ và ấp bán con giống.
“Hiện gia đình tôi đã nuôi trên 60 con gà mái đẻ và được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân 10 triệu đồng để mua máy ấp trứng.
Mỗi tháng máy ấp được khoảng 500 con giống, tôi cũng có lời trên 3 triệu đồng” – ông Tư cho biết.
Còn lão nông Lê Văn Ngon (ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú) đã được Chi hội ND ấp Mỹ Đức giới thiệu cho vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, đi học các lớp tập huấn trồng màu.
Ông Ngon bộc bạch: “Với diện tích ít ỏi có được, tôi tập trung trồng các loại cây màu theo mùa.
Ngoài ra, tôi còn đi mượn thêm đất của những người bỏ hoang để canh tác. Giờ mỗi năm tôi lãi ít nhất 30 triệu đồng”.
Hỗ trợ giảm nghèo bền vững
Ông Đào Vũ Huynh – Phó Chủ tịch Hội ND xã Mỹ Hương, cho biết: “Chi hội ấp Mỹ Đức xóa trắng hộ nghèo trong hội viên vào năm 2013. Cuối năm 2010 toàn ấp có 130 hội viên, trong đó có 11 hộ nghèo.
Hội ND xã tiến hành thành lập tổ hùn vốn, cho mượn xoay vòng, ưu tiên những hộ nghèo, đến nay tổng vốn hùn là 115 triệu đồng.
Đồng thời, chúng tôi cũng vận động, hỗ trợ họ tham gia các lớp tập huấn để thực hiện các mô hình kinh tế.
Những hộ ham học hỏi và áp dụng tốt đã nhanh chóng thoát nghèo”.
Còn ông Lê Hoàng Tân – Chủ tịch Hội ND huyện Châu Thành, thông tin: “Hiện huyện đã có 2 chi hội xóa trắng hội viên nghèo.
Trong năm 2015, các chi hội đã đăng ký giúp khoảng 150 hội viên thoát nghèo.
Chúng tôi ưu tiên những nguồn vốn hỗ trợ cho hộ nghèo thông qua kênh Hội...”.
Việc vận động hùn vốn tiết kiệm là cách làm hay, tạo điều kiện giúp nhiều ND thoát nghèo. Năm 2014, Hội ND các cấp tỉnh Sóc Trăng đã vận động được gần 2 tỷ đồng, với 684 tổ hùn vốn; nâng tổng số tiền hùn vốn tiết kiệm là gần 12,8 tỷ đồng, giúp cho 3.924 hội viên có vốn sản xuất.
Ông Phạm Chí Nguyện – Trưởng ban Kinh tế, Hội ND tỉnh Sóc Trăng, cho hay: “Hội đã đề ra nhiều giải pháp trong chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, chuyển giao kỹ thuật, vận động bà con tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã, cánh đồng lớn, hỗ trợ vốn bằng nhiều nguồn để bà con có điều kiện thoát nghèo”.
Năm 2014, thông qua phong trào vận động tương trợ của các cấp Hội ND, hội viên, ND tỉnh Sóc Trăng đã giúp 6.260 hộ về kỹ thuật, lương thực, cây, con giống với trị giá hơn 10,2 tỷ đồng, và 3.680 ngày công lao động…
Related news

Khởi nghiệp từ 35 con lợn, nhờ lao động cần cù và tiết kiệm trong chi tiêu, ông Lê Văn Hoàng, ở thôn Lệ Sơn 2, xã Hòa Tiến (Hoà Vang - Đà Nẵng) đã làm giàu.

Đức và Đô là hai anh em ruột, lần lượt được nhận giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc lần thứ IV (2009) và lần thứ VII (2013).

Mặc dù bị mù bẩm sinh cả hai mắt nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ cùng sự khéo léo của đôi tay và tính cần mẫn, ông Phan Ly ở thôn An Mô, xã Triệu Long (Triệu Phong - Quảng Trị) đã vượt qua số phận, trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi.

Khai thác thủy sản theo mô hình tổ hợp tác ở Bến Tre đã được hình thành sơ khai từ trước những năm 2000, nhưng là tự phát từ các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thuộc khai thác cùng nghề, cùng ngư trường.

Cũng như nhiều người khác, hành trình làm giàu của chị Triệu Thị Liên, người Dao đỏ, ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê (Thạch An - Cao Bằng) đã nếm trải không ít thất bại. Bây giờ, khi đã gặt hái thành công, chị đúc kết lại: “Muốn làm giàu, ngoài sự cần cù, chịu khó cần phải năng động, sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương”.