Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Dùng Tảo, Sò Huyết Xử Lý Nước Thải Ao Nuôi Tôm

Dùng Tảo, Sò Huyết Xử Lý Nước Thải Ao Nuôi Tôm
Publish date: Friday. April 6th, 2012

ThS Dương Thị Thành và nhóm cộng sự ở Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TPHCM, đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng sò huyết và tảo để xử lý nước thải ao nuôi tôm.

ThS Dương Thị Thành cho biết đã sử dụng loại tảo Tetraselmis sp. vì trong quá trình quang hợp, tảo này có tác dụng làm giảm các chất ô nhiễm trong ao nuôi tôm (nguồn thức ăn cho tôm còn dư, nguồn bài tiết của tôm…). Tảo Tetraselmis sp. cũng là nguồn thức ăn của các loài nhuyễn thể (vẹm xanh, ngao, nghêu, sò huyết…). Trong các loài nhuyễn thể, sò huyết khi nuôi trong ao sẽ có tác dụng như một nhà máy lọc sinh học, do sò huyết có khả năng lọc nước trong ao, giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo, động vật phù du… Vì vậy, kết hợp tảo và sò huyết để xử lý nước thải ao nuôi tôm là một giải pháp đặc biệt thân thiện với môi trường.

Theo ThS Dương Thị Thành, bước đầu giải pháp này đã được ứng dụng thử nghiệm thành công tại một số hộ nuôi tôm ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ - TPHCM.


Related news

Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ luân canh với trồng lúa Kỹ thuật nuôi tôm nước lợ luân canh với trồng lúa

Nuôi tôm luân canh tôm - lúa không chỉ mang lại giá trị cao hơn trên một đơn vị diện tích mà còn tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.

Saturday. May 9th, 2015
Hệ thống cung cấp ôxy trong ao nuôi tôm Hệ thống cung cấp ôxy trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, đặc biệt nuôi với mật độ cao, việc cung cấp ôxy góp phần quyết định sự thành công của cả vụ nuôi.

Saturday. May 9th, 2015
Công nghệ và sự phát triển của thủy sản Công nghệ và sự phát triển của thủy sản

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng, những phát minh về khoa học kỹ thuật đã mang lại những thành công trong việc tạo ra những giá trị kinh tế lớn trong sản xuất.

Monday. May 11th, 2015
Hạn chế rủi ro trong nuôi tôm nước lợ Hạn chế rủi ro trong nuôi tôm nước lợ

Để hạn chế hiện tượng tôm chết mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do nắng nóng kéo dài, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, mực nước kém…, người nuôi tôm cần phải chú ý thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật.

Monday. May 11th, 2015
Điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ thủy sản bị thiệt hại Điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ thủy sản bị thiệt hại

Ngày 8/11/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Saturday. May 9th, 2015