Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng phân NPK Văn Điển cho cây trồng vụ đông

Dùng phân NPK Văn Điển cho cây trồng vụ đông
Publish date: Monday. November 16th, 2015

Phân NPK Văn Điển có thành phần dinh dưỡng cao, với đầy đủ các chất cân đối, hợp lý, phù hợp với từng loại cây trồng, trong phân có tỷ lệ canxi (vôi) tương đối cao có tác dụng khử chua, có nhiều chất vi lượng bổ sung cho đất đang thiếu hụt.

Hà Nội là địa phương có truyền thống sản xuất vụ đông với diện tích lớn, có trình độ thâm canh và đạt hiệu quả cao.

Vụ đông năm 2014 theo kế hoạch: Tổng diện tích gieo trồng: 52.370ha, trong đó: Cây ngô 9.620ha, lạc 625ha, đậu tương 21.500ha, khoai lang 2.900ha, khoai tây 1.600ha, rau các loại 14.500ha, hoa, cây cảnh 1.265ha.

Đánh giá về ưu điểm của phân NPK Văn Điển, ông Lê Xuân Thám - Phó phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ cho biết: “Vụ đông năm nay do huyện đã dồn đổi ruộng cơ bản xong mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa nên triển khai sản xuất vụ đông thuận lợi.

Kế hoạch diện tích vụ đông toàn huyện: 3.100ha, trong đó diện tích các cây trồng chính là: đậu tương 750ha, ngô 560ha, rau các loại 1.300ha...

Đa số nông dân ưa chuộng phân NPK Văn Điển vì chất lượng tốt, yên tâm không sợ mua phải phân giả.

Phân Văn Điển ngoài có tác dụng thâm canh tăng năng suất và chất lượng cây trồng ngoài ra còn có ý nghĩa về môi trường và cải tạo đất.

Những nơi làm điểm về hoa, rau an toàn đều được khuyến cáo sử dụng phân NPK Văn Điển”.

Nhận xét của nhiều chủ nhiệm về ưu điểm của phân bón Văn Điển cũng giống như ông Thám.

Điển hình là ông Nguyễn Duy Miên - Chủ nhiệm HTX Thụy Hương chia sẻ: “Diện tích vụ đông kế hoạch toàn HTX làm 310ha, trong đó diện tích ngô 80ha, đậu tương 70ha, rau 150ha (trong đó có cây trồng mới là bí ăn ngọn 40ha).

Ngoài bón lót và bón thúc bằng phân NPK Văn Điển, đậu tương bón lân Văn Điển 20kg/sào, rau và hoa bón NPK Văn Điển.

Bón phân Văn Điển ngô xanh hơn, lá dày, bắp đẫy, giảm sâu bệnh.

Đậu tương bón lân Văn Điển cây mọc chậm nhưng tốt bền, lá màu xanh sáng, thân mập, tăng khả năng chịu rét, chịu nóng, quả sai hạt chắc mẩy.

Bón cho rau cây khỏe, màu xanh láng bóng, hạn chế sâu bệnh nên phù hợp với quy trình sản xuất rau an toàn”.

Đối với đậu tương và lạc chất dinh dưỡng cần nhiều nhất và đóng góp vai trò quan trọng là lân vì chúng là loại cây họ đậu, trong nốt sần có vi khuẩn cố định đạm “biến lân thành đạm” nên cả 2 cây trên bón lót 1 sào 20kg phân lân Văn Điển.

Tốt nhất là thay thế bón phân lân đơn bằng bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển 4.12.7 chuyên dùng cho đậu, lạc (loại trộn 3 hạt).

Phân có đầy đủ các chất đạm, lân, kali và các chất trung lượng và vi lượng với tổng hàm lượng dinh dưỡng cao trên 64%.

Đối với lạc và đỗ tương trên đất màu: Làm đất, đánh rạch sâu, rải phân chuồng và 20-30 kg phân NPK 4.12.7/sào xuống đáy rãnh, vùi đất, lấp kín phân sau đó mới tra hạt lạc, hạt đậu lên trên.

Trường hợp diện tích lớn có thể rải vôi + phân chuồng + 25-30kg phân NPK 4.12.7/sào rồi cày bừa trộn đều phân trước 1 tuần sau đó tra hạt lạc, hạt đỗ.

Đối với đậu tương trên đất 2 lúa: Sau khi tra hạt xong dùng 15-20 kg phân NPK 4.12.7/sào trộn đều với 1-2 thúng đất bột, rải đều trên mặt ruộng rồi lồng giập rạ.

Đối với ngô: Bón lót bằng phân NPK Văn Điển 5.10.3 (dạng ve viên), 18-20 kg/sào cuốc hốc hoặc đánh rãnh, rải phân NPK cùng với phân chuồng vào hố hoặc rãnh lấp đất dày 4-5cm kín phân sau tra hạt hoặc đặt bầu.

Bón thúc bằng loại phân NPK Văn Điển 14.8.7 (dạng trộn 3 hạt) mức bón từ 30-40kg/sào: Chia làm 3 đợt: Đợt 1: Ngô 3-4 lá, bón 10-12kg; đợt 2: Khi ngô có từ 7-8 lá: Bón 10-12 kg/sào; đợt 3: Khi ngô xoắn nõn: Bón 8-10kg/sào.

Bón phân xa gốc kết hợp với vun gốc, lấp đất kín phân.

Nếu đất khô cần tưới nước để ngô hấp thụ phân được thuận lợi.

Ngoài nông dân quen dùng phân NPK Văn Điển cho đậu, tương, ngô, lạc, các vùng sản xuất rau lớn của Hà Nội cũng đã ưa dùng phân NPK Văn Điển cho rau nhất là sản xuất rau an toàn, điển hình là huyện Gia Lâm.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Gia Lâm cho biết: “Bón phân NPK Văn Điển cây rau chắc khỏe, hạn chế sâu bệnh nên giảm được số lần phun thuốc.

Năng suất, chất lượng rau tăng rõ rệt nên bón phân Văn Điển có ý nghĩa nhiều mặt, góp phần sản xuất rau sạch và bền vững”.

Loại phân bón cho rau là phân NPK Văn Điển: 5.10.3, mức bón 20-40 kg/sào tùy theo loại rau và năng suất, chỉ dùng bón lót: Rải phân, lấp kín đất rồi gieo hạt.

Phân NPK Văn Điển bón cho khoai tây, khoai lang, hoa,… cũng rất hiệu quả.

Khoai tây dùng loại phân NPK Văn Điển bón lót: 9.9.12 và loại bón thúc NPK: 22.5.11.

Loại phân lót bón: 20-25 kg/sào, bón vào đáy hốc, phủ kín đất rồi đặt củ.

Bón thúc sau trồng 25-30 ngày, bón 8-12kg phân NPK thúc, bón dọc theo hàng khoai, xới đất vun vào gốc khoai.


Related news

Giàu lên nhờ đòn bẩy lãi suất Giàu lên nhờ đòn bẩy lãi suất

Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất của UBND thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã giúp hàng ngàn lượt hộ nông dân (ND) khu vực ngoại thành được vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Friday. August 21st, 2015
Từ thiếu đói triền miên thành tỷ phú nhờ cây cà phê Từ thiếu đói triền miên thành tỷ phú nhờ cây cà phê

Từ thiếu đói triền miên những lúc giáp hạt, nhờ quyết tâm làm giàu, học hỏi kỹ thuật trồng cà phê, ông Ha Kai (57 tuổi), người K’Ho ở thôn Tân Hợp, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng đã trở thành tỷ phú.

Friday. August 21st, 2015
Đua nhau bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc Đua nhau bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc

Việc bà con người dân tộc ở Lai Châu bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc có thể gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Friday. August 21st, 2015
Quản lý phân bón, Nhà nước và doanh nghiệp đều rối Quản lý phân bón, Nhà nước và doanh nghiệp đều rối

Cuối tuần qua, tại TPHCM, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có buổi tọa đàm với doanh nghiệp sản xuất phân bón về việc triển khai Nghị định 202/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Friday. August 21st, 2015
Giống cho nông nghiệp đô thị Giống cho nông nghiệp đô thị

Tiến sĩ Dương Hoa Sô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, cho rằng nâng cao hàm lượng chất xám vào sản xuất qua việc phát triển giống cây con cho việc tái cơ cấu sản xuất có vai trò quan trọng trong mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Friday. August 21st, 2015