Dùng mồ hôi tưới ướt đất hoang, biến đất cằn thành quả ngọt
Không cho đất nghỉ
Anh Khéo cho biết: “Tôi vốn xuất thân trong một gia đình nghèo khó. Bố mẹ già yếu, chị gái bị bệnh, anh trai là thương binh. Thời gian ấy, kinh tế gia đình chủ yếu trông cả vào mấy sào ruộng lèo tèo, thất bát triền miên. 13- 14 tuổi tôi đã phải bỏ học, sớm hôm cùng mẹ bươn trải đề kiếm sống qua ngày. Tôi bước vào cuộc sống thân tự lập thân khi mới 22 tuổi. Nhưng bao giờ trong tôi cũng luôn thường trực hai ý tưởng: Xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu trên chính quê hương của mình”.
Để làm nền tảng cho các ý tưởng sau này, anh Khéo chọn một công việc giản dị, vừa làm để sống vừa làm để tích lũy kinh nghiệm. Thấy mấy sào ruộng đất bỏ hoang, anh mạnh dạn cải tạo rồi đưa nhiều giống cây, củ, quả ở đồng màu và đồng chiêm trũng vào trồng thử. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng các giống rau củ “bén duyên” lớn như thổi. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ban đầu anh trồng những cây hoa màu ngắn ngày như rau thơm, bắp cải, su hào, cà chua…
Mỗi năm trang trại của anh Khéo cung cấp hàng vạn cây giống cho các hộ nông dân. Anh còn nhận thu mua bưởi Diễn giúp bà con nông dân, sẵn sàng tư vấn kỹ thuật và cung cấp cây giống cho những hộ nghèo, khi thu hoạch, anh lại mua giúp sản phẩm và lúc đó mới thu tiền giống cây.
Anh bộc bạch: “Lần đầu mày mò trồng các loại rau, củ thực phẩm, tôi phải lên tận xã Đại Lan, Duyên Hà mua giống, nhưng chủ yếu để học hỏi kinh nghiệm. Khi bắt đầu gieo hạt, tôi bồi hồi chăm nom chẳng khác gì nhà giàu chăm cậu ấm, cô chiêu”.
Nhưng rồi đất không phụ công người, những giọt mồ hôi của vợ chồng anh Khéo đổ xuống mấy sào vườn bỏ hoang đã biến thành khu vườn ươm cây giống hoa màu, rau, củ, quả, bán cho các hộ nông dân quanh vùng.
Anh Khéo tiếp tục đấu thầu 8 mẫu đất vườn của nhiều cụ trong xã với quyết tâm làm kinh tế trang trại. Lúc đầu anh đưa các giống hoa hồng, cúc về trồng nhưng thất bại.
Không nản, anh lại đi học hỏi nghề trồng hoa ở Mê Linh, Vĩnh Phúc rồi đưa giống về trồng. Lãi suất hiện nay anh thu được từ tiền bán hoa và giống hoa gấp 4 - 5 lần trồng lúa.
Không chỉ làm giàu cho riêng mình, anh Khéo mang kinh nghiệm quý báu đó phổ biến cho các hộ nông dân xã Châu Can, biến đất lúa thành đất hoa.
Biến quê thành “rừng bưởi”
Ai cũng nghĩ anh Khéo sẽ “an phận thủ thường” với hoa cỏ, nào ngờ một ngày, anh Khéo lại “đột ngột” mang giống bưởi Diễn về trồng trên 8 sào vườn mới đấu thầu. Anh cho biết: “Trong lần lên thăm chú ruột ở Phúc Lý (Hà Nội) cách Diễn 3km, tôi được nếm vị ngọt, mát, thơm rất lạ của bưởi Diễn. Vì thế tôi lại muốn đem giống cây ngọt lành về trồng ở quê”. Để trồng bưởi, lúc nào anh cũng khư khư cuốn sổ nhỏ ghi tỉ mỉ cách chăm sóc và kỹ thuật phòng bệnh cho cây. Thật kỳ diệu, cây bưởi Diễn rất thích hợp với thổ nhưỡng vùng Phú Xuyên.
Chất lượng quả bưởi không khác gì ở Diễn, múi bưởi to, tép mọng. Trồng được bưởi đã mừng, nhưng còn giá cả, làm thế nào để người tiêu dùng chấp nhận khi giá một quả bưởi Diễn đắt gấp 4-5 lần quả bưởi bình thường. Đầu tiên anh phải mang bưởi đi bán ở Hà Đông, Hà Nội. Còn ở Phú Xuyên, anh chỉ ký gửi hàng, thậm chí còn mời khách thưởng thức. Thế rồi "hữu xạ tự nhiên hương" - tin anh Khéo có giống bưởi Diễn quý lan khắp vùng. Một số người làm vườn, chủ trang trại đã tìm về học hỏi và mua giống. Đầu tiên là người trong huyện, sau đó là những trang trại ở Hà Nam, Ứng Hòa, Mỹ Đức... Nay giống bưởi của anh Khéo đã vào tận miền Trung. Còn ở Phú Xuyên, nơi nào cũng đua nhau trồng "bưởi Diễn nhà Quý - Khéo"
Related news
“Mình mới dùng thử phân bón DAP Lào Cai được hơn 2 tháng nay, nhưng thấy rất hợp với cây dứa. Từ ngày bón phân, thân cây khỏe hẳn lên, lá dày và xanh hơn, quả cũng to và đều mắt. Mùa tới, chắc sẽ có nhiều quả to hơn” – anh Thào A Sinh, dân bản Na Lốc, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) khẳng định.
Thời gian gần đây, giá bán buôn một số loại trái cây tại các tỉnh ĐBSCL như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn tiêu, bơ sáp… giảm mạnh, theo Bộ NN&PTNT.
Dẫn chúng tôi thăm mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình, ông Trần Bách Tụ (thôn Chánh An, xã Cát Hanh) chia sẻ: “Quỹ HTND đã giúp gia đình tôi có vốn đầu tư chăn nuôi. Vào thời điểm đầu năm 2012, khi chăn nuôi gặp khó khăn về vốn, tôi đã được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng.